Theo tính toán của nhà thiên văn Bred Carter, trường Đại học Queensland (Australia), ngôi sao Betelgeuse, trong chòm sao Lạp hộ (Orion), cách Trái đất 640 năm ánh sáng có thể “nổi giận” và đe dọa Trái đất bất cứ lúc nào.
Theo Pravda, sao Betelgeuse (xưa kia các nhà thiên văn Trung Quốc gọi là sao Sâm) thuộc loại sao khổng lồ đỏ (thậm chí có thể gọi là siêu khổng lồ vì khối lượng của nó bằng 20 lần khồi lượng Mặt trời. Kích thước của nó cực lớn, bé lắm thì bằng quỹ đạo sao Hoả, còn lớn nhất sẽ bằng quỹ đạo của sao Mộc (Jupiter). Người ta gọi Betelgeuse là Siêu tân tinh, nghĩa là khi phát sáng, nó sẽ tiến hoá, và kết thúc bằng một vụ nổ.
Tháng 2 năm ngoài, các nhà khoa học đã nhận thấy, ngôi sao này bắt đầu tắt. Sau 17 năm khối lượng của nó giảm 15%. Ngoài ra sao Betelgeuse còn thay đổi hình dạng, đang phun mạnh các chất cấu tạo nên nó ra xung quanh. Điều đó chứng tỏ rằng chu kỳ tồn tại của nó đang kết thúc.
Xuất phát từ đó nhiều nhà khoa học cho rằng, tuổi của Betelguese xấp xỉ 10 triệu năm (nghĩa là còn trẻ) và hiện nó đang ở giai đoạn cháy cacbon.
Theo ông Carter, hoàn toàn không loại trừ là trong năm 2011 hoặc 2012, nó sẽ nổ, tạo ra một luồng bức xạ ánh sáng và điện từ trường rất mạnh hướng tới Trái đất.
Ngôi sao này sáng không kém Mặt trăng, có thể sánh ngang Mặt trời và nhìn thấy cả vào ban ngày.
Sự nổ của Betelgeuse sẽ tạo ra một hiện tượng vũ trụ kéo dài chừng 6 tuần. Sau khi nổ 2-3 tuần đầu ngôi sao bắt đầu tắt, và sau vài năm, từ Trái đất chỉ còn thấy nó như một đám sương mờ. “Người đẹp” Betelgueuse chỉ còn là một sao Lùn trắng oxi-neon.
Nhưng không vì thế mà Trái đất sẽ tốt lên. Một số nhà khoa học cho rằng, dưới tác động của luồng ánh sáng và điện từ mạnh do vụ nổ siêu tân tinh, các thiết bị điện tử, trong đó có hệ thống các vệ tinh và các lò phản ứng hạt nhân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nói chung những gì xảy ra trên vũ trụ cũng gây ra sự cộng hưởng trên Trái đất.
Sau khi những tin tức về thảm họa vũ trụ này lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó đã gây xôn xao và hoang mang ở khắp mọi nơi. Chính ngôi sao Betelgeuse mà đã từ lâu, các nhà chiêm tinh học huyền bí đã gán cho những sức mạnh của ma quỷ. Cái tên Betelgeuse, xuất phát từ tiếng A rập có nghĩa là “Ngôi nhà của kẻ sinh đôi” và gắn liền với nhiều truyền thuyết không hay. Nhiều người còn gọi nó là Ngôi sao ma.
Tuy nhiên, giáo sư Học viện công nghệ New Jersey (Hoa Kỳ) là Philipp Good cải chính rằng những thông tin về vụ nổ chỉ là giả định, thuộc tương lai. Nhiều nhà khoa học cũng lên tiếng rằng chưa có những lý do để lo lắng hay sợ hãi. “Vụ nổ của siêu tân tinh thường quá xa, không đủ sức để gây ra trên Trái đất ảnh hưởng nào đàng kể”. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, sóng của những hạt tích điện từ ngôi sao nổ phải vài trăm năm sau mới đến được hành tinh của chúng ta dưới dạng những tia ion hoá liều lượng thấp nên chẳng nguy hại gì đối với con người.
Lần gần đây nhất mà con người quan sát thấy vụ nổ của một siêu tân tinh là vào tháng bảy năm 1054. Trong lịch sử thiên văn của Trung Quốc đã từng ghi chép về sự kiện này. Những vị khách xuất hiện từ vụ nổ vượt qua sao Kim có ánh sáng chói hơn cả Mặt trời và Mặt trăng, nhìn thấy được vào cả ban ngày. Vài tháng sau vụ nổ còn thấy được bằng mắt thường, sau đó tắt dần.
Từ năm 1054 Thiên hà của chúng ta còn chứng kiến 2 vụ nổ nữa, một vào năm 1572, do nhà thiên văn Đan Mạch Thilo Brag ghi lại và một vào năm 1604 do nhà thiên văn Johann Kepler quan sát thấy. Các nhà vật lý thiên văn khẳng định, chúng ta chỉ phát hiện ramột vụ nổcủa siêu tân tinh một thời gian sau đó khi chúng đã tắt, vì chúng chịu tác dụng tương hỗ trong không gian giữa các ngôi sao.
Tuy nhiên, trên website “Siêu tân tinh Betelgeuse” của các nhà thiên văn nghiệp dư, khi đánh dấu trả lời các phương án, ngôi sao này có nổ: “a: trong năm nay”, “b: trong 10 năm tới”, “c: trong 100 năm tới” và “d: có ngạc nhiên không” thì họ thường trả lời “không ngạc nhiên” và lạ nhất là đa số chọn phương án “a: trong năm nay”.
Tháng 2 năm ngoài, các nhà khoa học đã nhận thấy, ngôi sao này bắt đầu tắt. Sau 17 năm khối lượng của nó giảm 15%. Ngoài ra sao Betelgeuse còn thay đổi hình dạng, đang phun mạnh các chất cấu tạo nên nó ra xung quanh. Điều đó chứng tỏ rằng chu kỳ tồn tại của nó đang kết thúc.
Xuất phát từ đó nhiều nhà khoa học cho rằng, tuổi của Betelguese xấp xỉ 10 triệu năm (nghĩa là còn trẻ) và hiện nó đang ở giai đoạn cháy cacbon.
Theo ông Carter, hoàn toàn không loại trừ là trong năm 2011 hoặc 2012, nó sẽ nổ, tạo ra một luồng bức xạ ánh sáng và điện từ trường rất mạnh hướng tới Trái đất.
Ngôi sao này sáng không kém Mặt trăng, có thể sánh ngang Mặt trời và nhìn thấy cả vào ban ngày.
Sự nổ của Betelgeuse sẽ tạo ra một hiện tượng vũ trụ kéo dài chừng 6 tuần. Sau khi nổ 2-3 tuần đầu ngôi sao bắt đầu tắt, và sau vài năm, từ Trái đất chỉ còn thấy nó như một đám sương mờ. “Người đẹp” Betelgueuse chỉ còn là một sao Lùn trắng oxi-neon.
Nhưng không vì thế mà Trái đất sẽ tốt lên. Một số nhà khoa học cho rằng, dưới tác động của luồng ánh sáng và điện từ mạnh do vụ nổ siêu tân tinh, các thiết bị điện tử, trong đó có hệ thống các vệ tinh và các lò phản ứng hạt nhân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nói chung những gì xảy ra trên vũ trụ cũng gây ra sự cộng hưởng trên Trái đất.
Sau khi những tin tức về thảm họa vũ trụ này lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó đã gây xôn xao và hoang mang ở khắp mọi nơi. Chính ngôi sao Betelgeuse mà đã từ lâu, các nhà chiêm tinh học huyền bí đã gán cho những sức mạnh của ma quỷ. Cái tên Betelgeuse, xuất phát từ tiếng A rập có nghĩa là “Ngôi nhà của kẻ sinh đôi” và gắn liền với nhiều truyền thuyết không hay. Nhiều người còn gọi nó là Ngôi sao ma.
Tuy nhiên, giáo sư Học viện công nghệ New Jersey (Hoa Kỳ) là Philipp Good cải chính rằng những thông tin về vụ nổ chỉ là giả định, thuộc tương lai. Nhiều nhà khoa học cũng lên tiếng rằng chưa có những lý do để lo lắng hay sợ hãi. “Vụ nổ của siêu tân tinh thường quá xa, không đủ sức để gây ra trên Trái đất ảnh hưởng nào đàng kể”. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, sóng của những hạt tích điện từ ngôi sao nổ phải vài trăm năm sau mới đến được hành tinh của chúng ta dưới dạng những tia ion hoá liều lượng thấp nên chẳng nguy hại gì đối với con người.
Lần gần đây nhất mà con người quan sát thấy vụ nổ của một siêu tân tinh là vào tháng bảy năm 1054. Trong lịch sử thiên văn của Trung Quốc đã từng ghi chép về sự kiện này. Những vị khách xuất hiện từ vụ nổ vượt qua sao Kim có ánh sáng chói hơn cả Mặt trời và Mặt trăng, nhìn thấy được vào cả ban ngày. Vài tháng sau vụ nổ còn thấy được bằng mắt thường, sau đó tắt dần.
Từ năm 1054 Thiên hà của chúng ta còn chứng kiến 2 vụ nổ nữa, một vào năm 1572, do nhà thiên văn Đan Mạch Thilo Brag ghi lại và một vào năm 1604 do nhà thiên văn Johann Kepler quan sát thấy. Các nhà vật lý thiên văn khẳng định, chúng ta chỉ phát hiện ramột vụ nổcủa siêu tân tinh một thời gian sau đó khi chúng đã tắt, vì chúng chịu tác dụng tương hỗ trong không gian giữa các ngôi sao.
Tuy nhiên, trên website “Siêu tân tinh Betelgeuse” của các nhà thiên văn nghiệp dư, khi đánh dấu trả lời các phương án, ngôi sao này có nổ: “a: trong năm nay”, “b: trong 10 năm tới”, “c: trong 100 năm tới” và “d: có ngạc nhiên không” thì họ thường trả lời “không ngạc nhiên” và lạ nhất là đa số chọn phương án “a: trong năm nay”.
Theo Vietnamnet