Bí ẩn lời nguyền về cặp nhẫn Tình yêu của người Chu Ru

Nghệ nhân Ya Tuất chế tác nhẫn Tình yêu.
Nghệ nhân Ya Tuất chế tác nhẫn Tình yêu.
(PLVN) - Giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ còn ẩn chứa biết bao điều bí ẩn, huyền diệu. Người con gái Chu Ru ở buôn Ma Lanh (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) muốn có được một tấm chồng tử tế thì phải kiếm cho mình một cặp nhẫn bạc mang tên Sri (hay còn gọi là nhẫn Chu Ru). 

Ẩn sau cặp nhẫn tình yêu này là một lời nguyền linh thiêng khiến cho những cặp vợ chồng đã nguyện thề cả đời trao nhẫn cho nhau ít khi nghĩ đến chuyện chia tay hoặc “léng phéng” với “mối tình riêng”…

Gia tộc duy nhất biết làm nhẫn đính ước

Dưới cái nắng hanh hao, khắp mọi cung đường được nhuộm vàng bởi sắc hoa dã quỳ, loài hoa báo hiệu cho mọi người biết Tây Nguyên đã kết thúc mùa mưa. Một mùa khô nữa lại tới, các cô gái Chu Ru lại lục tục gác lại những công việc đi rừng, lên nương để chuẩn bị cho mùa bắt chồng mới. Người buôn Ma Lanh, từ trẻ con đến người già ai cũng đều tường tận về tục lệ bắt chồng của đồng bào mình, đi liền với đó là những câu chuyện xoay quanh cặp nhẫn bạc Sri kỳ bí.

Trong số hàng vạn người dân Chu Ru sống ở khu vực Tây Nguyên, chỉ còn duy nhất một người còn giữ được bí quyết làm cặp nhẫn đặc biệt này. Nghệ nhân này được truyền nghề từ người trong gia tộc của mình nhưng cũng phải rất khó khăn anh mới học được cách chế tác. Bởi lẽ, để làm ra được một cặp nhẫn Chu Ru thì phải trải qua rất nhiều chuyện phức tạp, nó không chỉ đòi đúng vật liệu đúng quy cách, mà còn đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và những điều kiêng kị của người làm. 

Già Ma Jơn (SN 1936, ngụ xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) cho biết: “Nghề làm nhẫn Sri đã có từ lâu lắm rồi! Già không nhớ cụ thể là năm bao nhiêu, chỉ biết rằng khi đó có một người trong gia tộc đã học được cách làm nhẫn qua những tháng ngày đi buôn bán, ngao du khắp chốn. Kể từ đó, nghề làm nhẫn được cha truyền, con nối.

Nhẫn tình yêu của người Chu Ru.
Nhẫn tình yêu của người Chu Ru.  

Bản thân già đã có gần 60 năm làm nghề buôn bán nhẫn. Thời khi còn thì con gái, lần đầu tiên già cùng người mẹ đẻ mang rất nhiều nhẫn do ông nội chế tác đi giao cho cho những người Chu Ru trên khắp các vùng trên cao nguyên rộng lớn. Thời đó, chân bà bước qua bao dãy núi, vượt qua bao cánh rừng, lội qua bao con suối, vất vả không kể siết, thế nhưng khi nhìn thấy những cô gái sắp sửa bắt chồng vui mừng khi có được cặp nhẫn đính hôn thì bao mệt nhọc đều tan biến hết.

Vì nguyên tắc chế tác nhẫn không truyền nghề ra bên ngoài cho nên công việc buôn bán nhẫn khắp vùng này cũng chỉ do người trong gia tộc của già đảm nhận. Già nhớ mang máng mình là đời thứ 6, giờ đây già lại dạy những đứa con dâu cách bán nhẫn. 

Già Ma Jơn kể, người làm nhẫn thế hệ trước trong gia tộc của mình là ông cậu có tên là Ya Grang. Con cái của Ya Grang cũng có học nghề đó nhưng có đứa học được vài ngày thì bỏ vì cách làm nhẫn không vào được đầu nó. Có đứa học được lâu hơn nhưng đến khi đúc nhẫn thì chiếc nhẫn cứ gãy làm đôi, làm ba.

Chắc vì Yàng không chọn bọn chúng là người làm nhẫn đấy mà! Khi đó, thấy ông cậu đã sắp trở nên già yếu mà tất cả con trai trong nhà đều đi làm nghề khác nhau, không đứa nào có thể gánh vác trách nhiệm giữ nghề. Lúc này, bà Ma Jơn liền nghĩ đến cậu con trai tên Ya Tuất của mình và bắt anh ta qua nhà ông cậu học nghề. 

Thế là năm 15 tuổi, Ya Tuất đã phải từ bỏ công việc đơn giản chăn bò, chăn ngựa, ngày ngày đi bộ 15km đến nhà Ya Grang để học cách làm nhẫn. Suốt một năm miệt mài như vậy nhưng Ya Tuất vẫn chưa nắm được bí quyết của nghề. Trong đầu cậu bé Ya Tuất lúc đó việc chạy nhảy trên thảo nguyên với đám bạn đồng niên thú vị hơn nhiều việc nắm bắt kỹ thuật làm nhẫn cầu kỳ kia.

 

Nghĩ đến đó, Ya Tuất liền bỏ học và ở nhà tiếp tục bầu bạn với đàn bò, đàn ngựa cùng chúng bạn. Mọi người trong gia đình chỉ biết lắc đầu trước quyết định của cậu con trai. Già nghĩ, chắc có lẽ thằng con mình cũng không phải là người được Yàng chọn làm người kế tục nghề làm nhẫn. 

Hai năm sau, Ya Tuất đã trưởng thành hơn, cùng với đó là suy nghĩ về cuộc sống tương lai của mình. Nhiều đêm anh ta trằn trọc nghĩ đến việc mình sẽ được cô gái nào đó bắt về làm chồng và lúc đó mình sẽ làm gì để giúp vợ con. Chắc chắn công việc chăn bò, chăn ngựa sẽ trở nên nhàm chán, mà biết đâu nhà vợ nghèo chẳng có ngựa mà chăn?

Nghĩ vậy, Ya Tuất lại xin cha mẹ cho mình sang nhà Ya Grang để tiếp tục học lại nghề chế tác nhẫn. Trước quyết tâm của cậu con trai, già Ma Jơn vô cùng vui mừng. Còn Ya Grang, thấy đứa cháu quay trở lại học, ông cũng dồn hết tâm huyết và sự kiên nhẫn để truyền bí kíp đúc nhẫn cho người kế nghiệp.

Sau hai mùa rẫy, Ya Tuất đã chính thức lành nghề và trở thành đệ tử chân truyền duy nhất của nghệ nhân Ya Grang. Ngay sau học trò của mình biết làm nhẫn bạc thì một thời gian sau Ya Grang lâm bệnh nặng. Ông mất năm 2002 trước sự tiếc nuối vô vàn của bà con đồng bào Chu Ru, đặc biệt, những người đã từng được ông chế tác kỷ vật đính hôn độc đáo.

Kỳ bí chuyện làm nhẫn 

Theo Ya Tuất (SN 1970, nghệ nhân duy nhất biết làm nhẫn Chu Ru) thì để đúc một chiếc nhẫn bạc phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp và phải tuân thủ, kiêng cữ rất nhiều điều. Tất cả những điều đó đều kỳ bí và không làm sao lý giải nổi.

Điều đầu tiên mà cũng quan trọng nhất đó là làm khuôn. Nguyên liệu chính để tạo khuôn nhẫn là sáp ong tốt, ngoài ra còn đất sét và phân trâu. Để làm khuôn nhẫn trống (Srí C’Lay) đầu tiên phải nấu sáp ong nóng chảy, sau đó lấy dùi gỗ nhúng vào sáp nóng cho sáp bám vào rồi lấy ra. Khi sáp nguội sẽ được sản phẩm thô là một ống sáp tròn.

Chiếc dùi gỗ được làm theo các kích cỡ của ngón tay người đeo. Còn làm khuôn nhẫn cái (Srí K’May) thì phức tạp hơn. Việc này đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mẩn từ người nghệ nhân, Ya Tuất phải lấy sáp ong lúc còn mềm và vê thành sợi nhỏ như cây kim. Cứ 3 sợi sáp bện lại kiểu chân rết sẽ tạo nên khuôn một chiếc nhẫn cái. Những sợi sáp bện lại đó vô tình hình thành một loại hoa văn đặc biệt giống hình bông lúa trĩu hạt. Cuống nhẫn cũng được làm từ sáp, dài khoảng 2cm, bên trên có gắn chiếc phễu bằng lá dứa để rót bạc. 

Sau khi tạo dáng cho khuôn sáp, người nghệ nhân phải đem chúng nhúng vào hỗn hợp phân trâu trộn lẫn với đất sét. Để tạo ra được dung dịch này thật không hề đơn giản chút nào. Riêng phân trâu phải lựa lấy của con trâu đực 3 tuổi vào lúc mặt trời mới rạng ló sau núi. Còn đất sét cũng phải lấy ở một nơi bí mật trong rừng, chỉ nghệ nhân làm nhẫn mới biết.

Như vậy mới cho ra một hỗn hợp không cháy trong khi tiếp xúc với bạc nóng chảy. Nhiều lần vợ Ya Tuất đã thử lấy phân của những con nghé hoặc lấy phân bò để thay thế nhưng không thể nào pha được dung dịch như ý muốn. Kết quả là khuôn tạo ra không thành hình hoặc bị vỡ trước khi đổ bạc. Sau khi có hỗn hợp phân trâu trộn với đất sét, việc tiếp theo là phải nhúng khuôn sáp vào dung dịch này và phơi khô. Việc phơi - nhúng phải tiến hành liên tục, nhiều lần cho đến khi lớp phân trâu trộn đất sét đóng thành một lớp dày và khô hoàn toàn. 

Một điều thú vị nữa mà chưa ai giải thích được, đó là củi than để đun bạc đúc nhẫn phải là củi cây Ka Siu, nếu đun bằng củi khác thì nhẫn sẽ không được bóng đẹp. Khi bếp than đã rực hồng, Ya Tuất cho chén đựng bạc vào than nung. Rồi anh quay sang giàn bếp chọn khuôn nhẫn (thường thì mỗi khuôn gồm một cặp nhẫn hoặc nhiều hơn) cho vào bếp nung cho sáp ong chảy hết để thành khuôn âm bản.

Đến lúc chiếc khuôn đỏ rực, bạc trong chén cũng tan chảy, Ya Tuất gắp chén bạc rót nhanh vào khuôn nhẫn. Thao tác này chỉ diễn ra trong nháy mắt, vì theo Ya Tuất, nếu làm chậm thì bạc sẽ bị đông cứng trở lại. Tiếp đó, mang nhúng nhẫn vào chậu nước để chờ lớp phân trâu trộn đất sét tan hết rồi bỏ vào nồi nước bồ kết rừng đang đun sôi. Xong công đoạn này, việc còn lại là mài rửa, đánh bóng cẩn thận, và đính thêm hạt kơnia màu đỏ tươi, đỏ sậm hoặc hạt cườm xanh vào mặt trên của nhẫn trống. Còn nhẫn dành cho nữ, chỉ cần đánh bóng phần hoa văn. 

Công việc làm nhẫn không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn mà nghệ nhân cần phải có sự kiêng khem nhất định trước khi tiến hành làm nhẫn. Ví như, tuyệt đối không được ngủ với phụ nữ trong một thời gian nhất định, kiêng làm chuyện bậy bạ và vô khối những điều cấm kỵ khác.

Người chế tác những sản phẩm đại diện cho tình yêu này nếu phạm vào những điều kiêng kỵ ấy thì dù có khéo tay, kiên trì đến mấy thì chiếc nhẫn vẫn chẳng thể hoàn thành. Và đặc biệt người đặt nhẫn cũng chẳng thể có hạnh phúc bền vững như mong muốn. Vậy nên, vào mùa con gái Chu Ru tìm bắt chồng, có những tháng vợ chồng Ya Tuất chẳng được ngủ chung giường với nhau chỉ vì giữ mình chay tịnh để đúc nhẫn.

Ngoài những kiêng kỵ để không làm ảnh hưởng đến cặp nhẫn tình yêu nói trên thì thời điểm đúc nhẫn cũng rất được chú trọng. Những lần đúc nhẫn phải diễn ra từ 4 giờ sáng và hoàn thành trước khi mặt trời còn chưa ló rạng. Có như vậy, cặp nhẫn mới hấp thụ được đầy đủ sinh khí âm dương, đôi vợ chồng sau này sử dụng sẽ có cuộc sống thuận hòa, con đàn cháu đống. 

(Còn nữa) 

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.