Bí ẩn lăng mộ đá giữa Bán đảo Linh Đàm: Từng là mộ giả của vua Quang Trung?

Ông Nhi mô tả kích thước miếng ngọc
Ông Nhi mô tả kích thước miếng ngọc
(PLO) - Các nhà sử học thời phong kiến cùng có chung nhận định, ngôi mộ ở làng Linh Đường chỉ là “mộ giả” do triều thần Tây Sơn bày ra để đánh lừa vua Thanh còn ngôi mộ thật của Quang Trung nằm ở vị trí khác.
Như đã nói, sau khi Quang Trung mất (tháng 9 Dương lịch năm 1792), Quang Toản sai sứ sang Nhà Thanh dâng biểu giả rằng mộ vua được chôn tại Linh Đường để bày tỏ sự “trung thành” với Nhà Thanh. Vua Càn Long tưởng thật tặng tên hiệu cho ông là Trung Thuần, thân làm một bài thơ viếng và cho một pho tượng, 300 lạng bạc để sửa sang việc tang. Cả triều thần nhà Thanh được lệnh làm lễ truy điệu vua Quang Trung. Sứ nhà Thanh là Thành Lâm đến tận mộ ở Linh Đường để viếng và đọc văn tế. 
Các nhà sử học thời phong kiến cùng có chung nhận định, ngôi mộ ở làng Linh Đường chỉ là “mộ giả” do triều thần Tây Sơn bày ra để đánh lừa vua Thanh còn ngôi mộ thật của Quang Trung nằm ở vị trí khác. Kết quả khai quật cũng cho thấy người nằm dưới lăng mộ đá ở Linh Đường là phụ nữ thì không thể là vua Quang Trung được. Nhưng phải chăng, đây chính là ngôi mộ đã được chọn làm mộ giả Quang Trung để đoàn sứ thần nhà Thanh tới viếng?
“Cái trớ trêu của lịch sử là ở chỗ lịch sử được viết ra bao giờ cũng ngắn hơn những gì cuộc sống con người tạo ra nó, do vậy những tư liệu khảo cổ, tư liệu tra cứu, tư liệu điều tra các di tích hiện còn sẽ là công việc cần thiết cho việc phục dựng lại lịch sử qua những gì vốn có của nó. Trên độ đường tìm đến chân lý lịch sử, tất yếu phải có những giả thiết khoa học để chính lịch sử nghiệm sánh”, Tiến sĩ Cường chia sẻ.
Với sự công tâm của một người làm nghiên cứu khoa học nhất là nỗi lòng đau đáu trả lời những câu hỏi của lịch sử, tiến sĩ Cường đưa ra kiến giải về lăng đá Linh Đường. Theo ông, có thể cái chết của bà Hoa Dung xảy ra sớm hơn đôi chút với cái chết của Quang Trung nên khi thông báo tang lễ với triều đình nhà Thanh, có người đã lập mưu cho vua Quang Toản Cảnh Thịnh chọn đúng ngôi mộ của bà làm lễ cho sứ đoàn nhà Thanh sang viếng.
Người bày ra mưu kế này rất có thể là Ngô Thì Nhậm vì ông là người Tả Thanh Oai, cùng huyện với người quá cố nên am hiểu vùng đất này hơn ai hết. Việc mai táng một ông vua đương quyền chắc hẳn phải khác thân phận một bà hoàng. Cho nên trong quá trình chờ sứ bộ nhà Thanh sang thăm viếng, triều đình Tây Sơn đã phải cho sửa sang lại ngôi mộ này.
“Trước tiên là dựng lăng đá phiến cho hợp với quy mô một mộ vua. Sau đó, người ta cho phá phần nắp quách mui luyện của ngôi mộ bà, trải lên đó một lớp vữa mới. Lớp vữa này được tạo ra từ một hợp chất mới. Họ cũng đã có thể cho phá hủy tất cả các dấu vết văn bia, chữ và các tư liệu khác có liên quan tới thân phận bà hoàng kia. Chính vì vậy, mới có sự bất chỉnh hợp giữa lăng đá với quách, từ nắp quách tới bể quách”, Tiến sĩ Cường phân tích.
Đồ tùy táng chôn theo mộ.

Đồ tùy táng chôn theo mộ. 

Trong quá trình hỏi chuyện các cụ già ở làng Linh Đường, chúng tôi còn được cung cấp một thông tin thú vị khác. Đó chính là ngôi từ đường của dòng họ Nguyễn Linh Đường, cụ tổ 5 đời của bà Hoa Dung. Trong gia phả dòng họ này ghi rõ: “Nhà thờ này do chúa Trịnh Sâm cho xây dựng năm 1775 để thờ tổ tiên bên ngoại. Năm 1792, vua Quang Trung mất, nhà thờ được lấy làm nhà quàn lĩnh cữu Quang Trung để đón sứ thần Mãn Thanh sang viếng nên bị triều Nguyễn phá, chỉ còn lại hậu cung như ngày nay”. Điều này càng khẳng định, dòng họ Nguyễn Linh Đường chắc chắn có liên quan đến cái chết và ngôi mộ giả của vua Quang Trung như sách sử ghi.
Lời khai của những kẻ trộm mộ
Trong khi các nhà khảo cổ nỗ lực giải mã bí mật xác ướp Linh Đường thì các trinh sát của Công an huyện Thanh Trì cũng nỗ lực truy bắt kẻ chủ mưu của băng trộm mộ. Đã có lúc vụ án tưởng đi vào ngõ cụt. Nhưng vào một ngày đầu năm 1990, cơ quan công an nhận được tin, Công an tỉnh Hải Hưng (cũ) bắt được một nhòm đào trộm mộ gốc gác ở Thanh Trì. Qua lời khai của bọn phạm tội, các chiến sĩ an ninh biết được kẻ chủ mưu vụ trộm mổ ở lăng đá Linh Đường là tên Q, người huyện Thường Tín lấy vợ Thanh Trì và ở tại nhà vợ. 
Tại cơ quan điều tra, Q khai nhận: Ngôi mộ này do tên N phát hiện ra. Q cùng N đã đến đây thị sát nhiều lần và đi đến phán đoán như sau: Đây là một ngôi mộ không có tên tuổi nên chỉ có một trong những khả năng, là chỗ thuần túy chôn của hoặc là mộ của một ông vua vì sợ đổi thay triều đại sẽ bị quật lên, nếu không cũng sẽ là mộ một viên quan làm nhiều việc tàn ác nên không dám đề tên. Từ những khả năng trên, bọn chúng nhận định mộ nhất định phải có của quý.
Vẫn theo lời khai của Q, do lăng đá được xây dựng thành một khối rất kiên cố với những thanh đá lớn ghép khít nhau. Đêm đầu tiên, bọn chúng đào cửa phía Bắc không kết quả đành phải bỏ dở. Tên Q phát hiện ra cửa mộ ở phía Nam. Song cửa mộ hướng này cũng rất kiên cố. Bàn đi tính lại, bọn chúng thấy tốt nhất là dùng bộc phá đánh tan cửa mộ. Bộc phá sẽ được nổ vào đúng 12h đêm là lúc có tàu hỏa chạy qua để tiếng động của đoàn tàu làm giảm bớt tiếng nổ. 
Đúng theo kế hoạch, khối bộc phá nặng chừng nửa cân đã phá tan cửa mộ. Chờ hết khói, bọn chúng hùa nhau vào đào mộ. Nhưng trước lớp hợp chất rắn chắc, trời lại sắp sáng nên bọn chúng đành phải bỏ dở. Đó chính là đêm ngày 25/11/1989, khi hai anh em Q vào trong đào, 3 tên đứng cảnh giới bên ngoài đã bị lực lượng công an tóm gọn. Đến lúc nghe có tiếng súng, anh em Q đã nhanh chân tháo chạy. Theo lời khai thì bọn chúng chưa lấy được gì ở ngôi mộ này.
Vĩ thanh
Những kẻ xâm phạm tới nơi an nghỉ của tiền nhân ở ngôi mộ cổ Linh Đường cuối cùng đã phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật. Sau ngày khai quật, thi hài bà hoàng đã được trả về chỗ cũ để người xưa tiếp tục giấc ngủ ngàn năm. Chỉ có điều cho đến này, vẫn chưa có một công bố chính thức nào về danh phận của bà. Phía trước ngôi mộ, người dân thành kính lập nên một miếu thờ nhỏ có cửa sắt khóa cẩn thận. 
“Người dân đi thăm mộ vẫn thường ghé qua thắp hương cho bà nhưng cho đến giờ người ta vẫn chỉ đơn thuần gọi đó lăng đá hay mộ Bà Chúa chứ không có dòng họ nào đứng ra thừa nhận và trông coi”, ông trưởng họ Nguyễn Linh Đường cho hay.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.