Bí ẩn Atlantis - kho báu trong lòng đại dương

Lục địa Atlantis vĩ đại và hùng cường đã bị nhấn chìm dưới đại dương sau một thảm họa.
Lục địa Atlantis vĩ đại và hùng cường đã bị nhấn chìm dưới đại dương sau một thảm họa.
(PLVN) - Từ câu chuyện nửa hư nửa thực của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato cách đây hơn 2300 năm, Atlantis cho đến nay vẫn là đề tài gây tranh cãi trong giới khoa học và khám phá. Lục địa Atlantis, một quốc gia vĩ đại và hùng cường, một sự thống trị đối với thế giới cổ đại đột ngột chấm dứt chỉ sau một thảm họa đã kích thích trí tưởng tượng của nhân loại suốt hơn hai nghìn năm qua.

Trận đại hồng thủy khiến Atlantis biến mất trong một đêm 

Nguồn gốc câu chuyện về  Atlantis, như đã nêu trên, bắt nguồn từ nhà triết học Hy Lạp  Plato  (khoảng 424 đến 328 TCN). Theo National Geographic, câu chuyện về Atlantis xuất hiện vào khoảng năm 360 TCN. Chính xác hơn, Atlantis được Plato nhắc đến trong hai tác phẩm Đối thoại Timaeus và Critias.

Trong hai tác phẩm, Plato đã tạo ra các cuộc đối thoại của Timaeus và Critias với Socrates vĩ đại. Và Atlantis là chủ đề quan trọng trong các cuộc trò chuyện này. Thành phố Atlantis theo mô tả của Plato là một hòn đảo lớn đã tồn tại từ trước thời đại của ông đến khoảng 9.000 năm. Ông nội của Critias sau khi được nhà hiền triết Solon thuật lại câu chuyện về Atlantis đã kể cho ông nghe.

Trước đó, Solon biết đến câu chuyện này từ các tu sĩ Ai Cập. Atlantis nhận được sự che chở bởi vị thần biển cả trong thần thoại Hy Lạp là Poseidon. Mô tả của Plato trong Critias cho thấy hòn đảo này rộng hơn cả Lybia và Tiểu Á, tức Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay cộng lại và nằm trên Đại Tây Dương, bên ngoài “Cột trụ của Héc-quyn”, tức eo biển Gibralta ngày nay. Nơi đây có đầy đủ điều kiện thuận lợi về cả thời tiết và địa hình.

Đế chế Atlantis vẫn là một bí ẩn thách thức các nhà khoa học.
Đế chế Atlantis vẫn là một bí ẩn thách thức các nhà khoa học.  

Nhờ vậy, Atlantis có nền văn minh vượt bậc với sự phát triển đạt mức khó tin. Quân đội của thành đô này cực kỳ hùng mạnh, đặc biệt về khả năng chiến đấu trên biển. Họ đã đi và chiếm đóng được nhiều khu vực rộng lớn. Ở châu Phi, quân đội Atlantis đánh vượt đến cả Ai Cập. Còn ở châu Âu, họ đã chiếm được vùng đất rộng lớn kéo dài đến Tyrrhenia.

Dù có diện tích rộng lớn và nền văn minh phát triển mạnh, song cái kết của Atlantis lại hết sức trớ trêu và diễn ra một cách nhanh chóng. Chỉ trong một đêm, vào năm 9600 trước CN, một trận đại hồng thủy kèm theo động đất kinh hoàng đã khiến toàn bộ hòn đảo bị nhấn chìm xuống đại dương sâu thẳm và biến mất vĩnh viễn.

Và sự biến mất không một dấu vết của một thành trì rộng lớn kèm theo nền văn minh của nó đã đặt ra không ít câu hỏi cho con người. Chính điều đó đã thúc giục các nhà thám hiểm lên đường để tìm ra sự thật. 

Thảm họa vẫn còn là một điều bí ẩn

Câu chuyện về hòn đảo to lớn với một đế chế hùng mạnh bỗng dưng sụp đổ và biến mất dường như là điều hoang tưởng. Nhiều người cho rằng lời kể của Plato không có thực và hòn đảo chỉ nằm trong trí tưởng tượng của ông. Bản thân việc Plato miêu tả cái kết của hòn đảo cũng đầy tính hoang đường.

Ông khẳng định các vị thần vì tức giận nên đã nhấn chìm hòn đảo và toàn bộ con người sống nơi đây. Có giả thuyết cho rằng triết gia Hy Lạp muốn tạo ra Atlantis làm hình mẫu cho một nền văn minh lý tưởng. Có vẻ như ông muốn răn đe con người về tội lỗi và sự báng bổ thần linh. Nếu họ làm vậy, họ sẽ bị các vị thần trừng phạt. Cho đến nay, không có một ghi chép chính thức còn tồn tại nào khẳng định sự có mặt của Atlantis ngoài tài liệu của Plato.

Tuy nhiên, con người trải qua hàng ngàn năm vẫn luôn tò mò và bị hấp dẫn bởi câu chuyện nửa hư nửa thực này. Một số ý kiến cho rằng, Atlantis không phải là một nền văn minh, mà là một phương tiện truyền bá tư tưởng của Plato vì bản thân ông này là một triết gia, không phải là nhà sử học. Plato hư cấu Atlantis như một đối thủ không thể vượt qua về sự giàu có vật chất, sức mạnh công nghệ và lực lượng quân sự.

 

Theo lời kể của Critias khi người Atlantis tràn qua Bắc Phi, tiến về Ai Cập đã bị chặn đứng và thất bại tại Athens và sau đó hoàn toàn biến mất, phải chăng Plato muốn thể hiện quan điểm cá nhân là thành tựu trí tuệ của một xã hội có vai trò quan trọng hơn và luôn luôn vượt trên của cải hay sức mạnh vật chất? Khi mà câu trả lời về Atlantis vẫn chưa được sáng tỏ thì đã xuất hiện nhiều giả thuyết từ hợp lý cho đến quái gở, hoang đường.

Một trong những giả thuyết có vẻ thuyết phục nhất về sự tồn tại của Atlantis nằm ở hòn đảo Thera, nay là đảo Santorini của Hy Lạp. Cách đây khoảng 4.000 năm, nơi đây chứng kiến sự tồn tại của một nền văn minh phồn vinh được đặt tên là Minoan. Người Minoan có nhiều nét tương đồng với cư dân tại Atlantis. Họ phát triển vượt bậc và tồn tại gần như cùng thời với Atlantis theo miêu tả của Plato.

Tuy nhiên, một vụ phun trào núi lửa đã quét sạch nền văn minh này. Ngày nay, đảo Santorini là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch tại Hy Lạp. Nhưng liệu nó có phải là Atlantis xưa kia hay không vẫn là một không ai có thể khẳng định. Không phải ai cũng có cách giải thích mang tính khoa học giống như giả thuyết về nền văn minh Minoan.

Song song với lý thuyết logic, thì không ít người lại tin vào những điều gần như không có cơ sở. Một trong số đó là việc hòn đảo Atlantis từng là nơi mà con người hợp tác để sinh sống với… người ngoài hành tinh. Năm 2009, nhà vật lý thiên văn người Nga, tiến sĩ Anatoly Rebunis đã khẳng định điều này. Weekly World News dẫn lời chuyên gia này cho biết chính người ngoài hành tinh đã lựa chọn Atlantis làm tiền đồn trên Trái Đất và huấn luyện con người ở đây sử dụng khoa học tối tân và nghệ thuật tiên tiến.

Điều đó khiến Atlantis trở thành một đế chế hùng mạnh và thịnh vượng. Tuy nhiên sau đó, những người ngoài hành tinh quyết định tàn phá nó đi bằng vũ khí hạt nhân cực mạnh. Vụ tấn công của người ngoài hành tinh đẩy lùi mọi công nghệ của con người khi đó, khiến chúng ta mất đến hàng thế kỷ để gầy dựng lại. Dĩ nhiên giả thuyết của Rubenis là khó có thật.

Trước đó từ thập niên 1970, cũng từng xuất hiện một giả thuyết kỳ quặc khác. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ Charles Berlitz, nổi tiếng với những cuốn sách về hiện tượng huyền bí đã giả định rằng Atlantis bị “Tam giác quỷ” Bermuda nuốt chửng. Tam giác Bermuda cũng nằm trên Đại Tây Dương và là khu vực nổi tiếng với các sự kiện tàu biển và máy bay mất tích khi tiến vào đây.

Ông cho rằng tam giác Bermuda đã nuốt chửng các phương tiện đó, và Atlantis cũng chịu số phận tương tự. Tuy nhiên, Bermunda thực tế lại nằm rất xa eo biển Gibralta, nơi mà Plato khẳng định về vị trí của Atlantis. Vì thế các nhà khoa học đã gạt bỏ ý tưởng này của Berlitz. Dù vậy theo Daily Star, những người theo thuyết âm mưu vẫn đặt niềm tin vào điều này.

Không rõ Plato có ý định gì khi viết viết về thành phố Atlantis; có lẽ chính ông cũng không thể chắc chắn về sự có thật của nó hoặc nó đúng là câu chuyện được Plato dựng lên để đưa ra các quan điểm triết học của mình. Bí ẩn về Atlantis có thể sẽ không bao giờ có được câu trả lời, nhưng đây vẫn là chủ đề bàn luận trong hơn 2.500 năm qua của các nhà triết học, sử học và khảo cổ học và các nhà thám hiểm sẽ không ngưng tìm kiếm nó. 

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.