Bhutan tiêm chủng cho 90% người lớn chỉ trong 1 tuần

Khoảng 5.000 mũi tiêm Pfizer đã được thực hiện thông qua COVAX trao tặng cho Bhutan.
Khoảng 5.000 mũi tiêm Pfizer đã được thực hiện thông qua COVAX trao tặng cho Bhutan.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vương quốc Bhutan đã tiêm vaccine COVID-19 liều 2 cho 90% dân số trưởng thành đủ điều kiện chỉ trong vòng 7 ngày, Bộ Y tế nước này thông tin ngày 27/7.

Đất nước nhỏ bé, nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc với gần 800.000 người, bắt đầu tiêm liều thứ hai vào ngày 20/7 vừa qua, trong đợt tiêm chủng diện rộng được UNICEF ca ngợi là "chiến dịch tiêm chủng nhanh nhất được thực hiện trong một đại dịch".

Hồi tháng 4/2021, Bhutan đã gây chú ý khi chính phủ nước này cho biết họ đã tiêm cho tất cả những người trưởng thành, có đầy đủ điều kiện để tiêm chủng liều đầu tiên chỉ hơn 10 ngày sau khi Ấn Độ tặng 550.000 liều vaccine AstraZeneca.

Tuy nhiên, Bhutan đã phải đối mặt với tình trạng thiếu vaccine trong nhiều tháng sau khi Ấn Độ, nhà cung cấp lớn của vaccine AstraZeneca, ngừng xuất khẩu trong nỗ lực phục vụ nhu cầu trong nước.

Bhutan bắt đầu lại chương trình tiêm chủng từ tuần trước sau khi nửa triệu liều vaccine Moderna do Mỹ tặng thông qua COVAX được chuyển đến.

Khoảng 5.000 liều Pfizer cũng đã được chuyển tới vương quốc thông qua COVAX. Ngoài ra, Bhutan cũng nhận được hơn 400.000 liều AstraZeneca từ Đan Mạch, Croatia và Bulgaria trong 2 tuần qua.

"Mục tiêu của chúng tôi là đạt được miễn dịch cộng đồng trong thời gian ngắn nhất nhằm tránh được cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lớn", Dechen Wangmo - Bộ trưởng Y tế Bhutan - chia sẻ với AP.

Các chuyên gia y tế nói rằng, dân số nhỏ của Bhutan là một trong những yếu tố góp phần cho thành quả của chiến dịch tiêm chủng này. Thêm vào đó, Bhutan cũng gặt hái thành công từ thông điệp mạnh mẽ và hiệu quả từ các quan chức hàng đầu và việc thiết lập chuỗi bảo quản lạnh vaccine.

Hơn 3.000 nhân viên y tế đã tham gia chiến dịch tiêm chủng và 1.200 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc được thiết lập giúp đảm bảo tất cả những người lớn đủ điều kiện có thể tiếp cận để tiêm chủng.

Thành công của Bhutan được AP nhận định là một điều "khác thường" ở Nam Á, nơi các quốc gia như Ấn Độ và Bangladesh đang nỗ lực tăng tỉ lệ tiêm chủng. Các chuyên gia cho rằng, điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nước giàu hơn tặng vaccine cho các nước đang phát triển cũng như nêu bật tác động của chính phủ và sự tiếp cận cộng đồng lớn quan trọng như thế nào.

Tin cùng chuyên mục

Bi kịch liên tiếp xảy ra khắp nơi trên thế giới

Bi kịch liên tiếp xảy ra khắp nơi trên thế giới

(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt thảm họa thiên nhiên và sự cố nghiêm trọng xảy ra ở nhiều quốc gia, từ lũ lụt nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà tại Indonesia, vụ nổ xe bồn thảm khốc ở Nigeria, đến sập cáp treo tại Tây Ban Nha...

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.