Bệnh viện thông minh sẽ là tương lai?

Gs. Phiplippe trình bày về bệnh viện thông minh. Ảnh: Võ Anh Tuấn
Gs. Phiplippe trình bày về bệnh viện thông minh. Ảnh: Võ Anh Tuấn
(PLVN) - Viễn cảnh về một góc của bệnh viện thông minh sẽ là nhà thuốc hoạt động tự động bằng những con robot. Robot sẽ thay thế dược sĩ. Nó soạn toa thuốc, đóng gói và gửi đến các Khoa. Thậm chí, Robot có thể tính toán hàng tồn kho của bệnh viện rồi tự động đặt hàng cho nhà cung cấp thuốc.

Hệ sinh thái y tế tối ưu hóa và tự động hóa

Đó là một phần nhỏ mô tả về bệnh viện thông minh (smart hospital) mà Gs. Philippe (Giáo sư danh dự Trường đào tạo cán bộ quản lý bệnh viện EHESP – Pháp) chia sẻ với CLB cựu học viên các khóa Quản lý bệnh viện do Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch liên kết với trường EHESP và Đại học Flinders (Úc) đào tạo tại Tp. Hồ Chí Minh.

Gs. Philippe cho biết mô hình nhà thuốc được vận hành bằng robot đã triển khai ở Hoa Kỳ từ 25 năm về trước. Tương lai, nó sẽ được lập trình để tiếp xúc với bệnh nhân.

Ở lĩnh vực ngoại khoa, robot có thể phối hợp với bác sĩ (Bs) để phẫu thuật. Nó chụp MRI và phân tích phương án phẫu thuật. Bs lựa chọn phương án và ra quyết định. Robot phối hợp với Bs thực hiện phẫu thuật. Ưu điểm là thời gian nhanh hơn ½ và độ chính các cao nhất có thể; Đối với nội khoa thì robot cũng thay nhân viên y tế để theo dõi tình trạng bệnh nhân. Dữ liệu được kết nối giữa các khoa trong bệnh viện và kết nối với bệnh nhân. 

Mở rộng hơn, dữ liệu y tế được kết nối giữa các bệnh viện với nhau để đáp ứng nhanh nhất quá trình xử lý y tế cho bệnh nhân. Dẫn lại một chu trình bệnh viện thông minh đang được áp dụng tại Hoa Kỳ, Gs. Philippe mô tả một quy trình như sau:

Giả sử ông A ở nhà một mình, bị trượt ngã. Điện thoại thông minh của ông ta sẽ phát tín hiệu đến Trung tâm y tế. Trung tâm sẽ phát tín hiệu đến cơ sở y tế gần nhất để điều xe cấp cứu đến, đồng thời qua điện thoại thông minh của ông A, Trung tâm cũng xác định sơ bộ tình trạng của ông A và truyền thông tin về Cơ sở y tế gần nhất đó để chuẩn bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để xử lý y tế ngay khi xe cấp cứu đưa ông A đến. 

Tại Cơ sở y tế gần nhất này, sau khi sơ cứu, ông A sẽ được tiến hành can thiệp y tế sâu hơn hay chuyển lên tuyến trên nữa thì tùy vào tình trạng tổn thương cụ thể. Tất cả quá trình điều trị tiếp tục được lữu vào dữ liệu bệnh án điện tử của ông A cho đến khi ông có được kết quả điều trị cuối cùng.

Tổng hợp các khái niệm về Bệnh viện thông minh, Gs. Philippe cho rằngđó là một bệnh viện dựa trên các quy trình được tối ưu hóa và tự động hóa, được tạo dựng bởi một môi trường Công nghệ thông tin và truyền thông (Information & Communications Technology - ICT) kết nối các cơ sở, đặc biệt dựa trên nền tảng hệ thống internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), nhằm cải thiện các quy trình chăm sóc bệnh nhân hiện hành và tiên đoán các khả năng mới.

Phòng máy chủ của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố. Ảnh: Võ Anh Tuấn
Phòng máy chủ của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố. Ảnh: Võ Anh Tuấn

Hiện đại thì cũng… hại điện

Dẫn lời ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh, Gs. Philippe cho biết Việt Nam đến khoảng năm 2030, sẽ sẵn sàng để hoàn tất một hệ thống chăm sóc y tế thông minh, dựa trên ba trụ cột: bệnh viện thông minh, chăm sóc y tế công cộng thông minh và quản lý hệ thống y tế thông minh.

Để tránh những rủi ro gặp phải trong quá trình triển khai, Gs. Phiplippe cũng nêu lên những mặt trái của sự hiện đại này. “Bệnh viện thông minh là cực kỳ hữu ích nhưng cũng cực kỳ dễ vỡ.”, ông nói.

Đó là các nguy cơ về lỗi kỹ thuật, về những sai sót của người dùng và đặc biệt là những tác động ác ý của con người (tin tặc tấn công hệ thống chẳng hạn). Đó còn là tính nhân văn trong quá trình điều trị. “Mỗi bệnh nhân là một cá nhân hay sẽ chỉ là một con số hồ sơ?”, ông nói.

Dẫn lại kết quả thống kê của ENISA (một trung tâm chuyên gia về an toàn mạng internet và thông tin dành cho khối EU, các thành viên của khối, lĩnh vực tư và công dân của châu Âu), Gs. Philippe cho biết có đến trên 60 rủi ro/yếu tố nguy cơ đối với bệnh viện thông minh.

Dẫu vậy, với mục tiêu như công bố của Phó Giám đốc Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh ở trên, những hình dung cụ thể về bệnh viện thông minh là hết sức cần thiết đối với đội ngũ quản lý bệnh viện hiện tại và tương lai, ít nhất là của Tp. Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.