Bệnh viện Tâm Anh điều trị triệt để suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp Laser nội mạch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Phương pháp Laser nội mạch với ưu điểm hiệu quả điều trị cao, thủ thuật an toàn, thời gian điều trị ngắn, có thể ra viện trong ngày và chi phí phù hợp, giúp điều trị gần như triệt để vùng tĩnh mạch bị tổn thương cho các bệnh nhân.

Chị Nguyễn Thị Phương (54 tuổi) tới khám tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội và được điều trị bằng phương pháp Laser nội mạch cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới vốn đã gây phiền toái nhiều năm. Căn bệnh khiến chị Phương từng nghĩ phải chung sống suốt đời giờ đã được giải quyết triệt để. Sau 1 tháng, người bệnh không còn cảm giác tức chân, hết chuột rút, không còn các búi giãn tĩnh mạch dưới da, chất lượng cuộc sống được cải thiện.

ThS.BSCKII Nguyễn Thu Trang, khoa Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội sử dụng ống thông có đầu phát tia laser đưa qua da vào lòng tĩnh mạch hiển lớn ở phía cẳng chân, luồn ống trong lòng tĩnh mạch tới quai tĩnh mạch ở phần trên đùi. Sau đó, bác sĩ gây tê và phát tia laser để sinh nhiệt gây xơ hoá thành mạch. Sau can thiệp kết hợp đi tất áp lực khoảng 1 tháng, tĩnh mạch đã được đóng kín hoàn toàn.

ThS.BSCKII Nguyễn Thu Trang đang can thiệp bằng laser cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Chị Phương làm việc trong một nhà máy sản xuất thực phẩm, đặc thù công việc phải đứng lâu một tư thế. Vài năm gần đây, chị xuất hiện tức nặng chân phải, đặc biệt về cuối ngày. Thậm chí có những ngày chân phù to, buổi sáng chị đi giày vừa, chiều về đã chật cứng. Buổi tối khi đi ngủ chị Phương hay bị chuột rút. Các triệu chứng dai dẳng ảnh hưởng đến giấc ngủ và giảm chất lượng cuộc sống. Gần đây, chị lại xuất hiện thêm các búi ngoằn ngoèo dưới da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin. Trước đó, dù đã đi khám ở một số bệnh viện và được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới, chị uống thuốc kết hợp đi tất áp lực nhưng vẫn không đỡ.

Tại khoa Tim mạch, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, ThS.BSCKII Nguyễn Thu Trang khi tiếp nhận đã chỉ định cho bệnh nhân siêu âm Doppler mạch máu, loại trừ các nguyên nhân khác. Bác sĩ xác định chị Phương bị suy tĩnh mạch hiển lớn chân phải giai đoạn CEAP III và là nguyên nhân chính gây các triệu chứng khó chịu ở chân.

Vì đã điều trị nội khoa và đi tất áp lực theo đơn của một số bệnh viện trước đó nhưng không đỡ, chị được các bác sĩ BVĐK Tâm Anh tư vấn điều trị triệt để bằng phương pháp Laser nội mạch, một phương pháp điều trị hiệu quả bệnh suy tĩnh mạch chi dưới với chi phí phù hợp, thời gian điều trị ngắn, có thể ra viện trong ngày.

Sau khi điều trị thì người bệnh Laser cần đi tất theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi các triệu chứng mà bác sĩ lưu ý để khám lại khi có bất thường. Người bệnh cần tiếp tục duy trì và thực hiện chế độ sinh hoạt của bệnh nhân bệnh lý tĩnh mạch, tránh đứng lâu, ngồi lâu một tư thế, uống đủ nước, kiểm soát cân nặng…

Hình ảnh chân người bệnh trước và sau khi điều trị suy giãn tĩnh mạch. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi giãn tĩnh mạch chân là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn ra.

Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Lý do nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới là do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt (như bán hàng, thợ dệt, may, chế biến thủy, hải sản, giáo viên…) và khối lượng cơ thấp so với nam giới hoặc dùng giày không thích hợp. Nhiều dự đoán cho rằng bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của kinh tế và những thay đổi lối sống hiện tại.

Can thiệp điều trị bằng Laser, đốt sóng cao tần (RFA) hoặc keo sinh học được coi là điều trị triệt để vùng tĩnh mạch bị tổn thương. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ tái thông tùy thuộc vào kỹ thuật, sự tuân thủ của người bệnh sau điều trị hoặc bệnh nhân có thể bị ở nhánh khác hoặc chân còn lại.

Bác sĩ Thu Trang khuyến cáo việc duy trì một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, vận động lành mạnh là cần thiết. Khi có triệu chứng bất thường như cảm giác nặng chân, nhức mỏi, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… cần đi khám sớm để tầm soát ngay.

Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh tiếp tục tiến triển sẽ làm dòng máu động mạch tới nuôi chân cũng bị giảm theo. Thậm chí, những trường hợp nặng hơn các rối loạn tưới máu nuôi dưỡng chân có thể dẫn đến các biến chứng như chàm da, loét chân không lành… khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.