Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc phẫu thuật thành công cho bệnh nhi dính ngón tay bẩm sinh

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khoa chấn thương chỉnh hình - tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 5 tháng tuổi ở Nghệ An có bàn tay trái dính ngón II, III, IV, V.

Sau khi được thăm khám và hội chẩn, các bác sĩ đánh giá tình trạng các ngón II, III, IV, V bàn tay trái của bệnh nhi dính lại với nhau và nhỏ hơn so với bàn tay phải, các ngón dính cả phần mềm và xương. Các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật tách dính 2 ngón trước. Đây là phẫu thuật tách dính ngón tay rất phức tạp, dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sau 3 tiếng đồng hồ phẫu thuật, các bác sĩ đã thành công tách 2 ngón tay bị dính nhau của bé T.

Bàn tay của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật.

Bàn tay của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật.

Theo các bác sỹ Khoa chấn thương chỉnh hình - tạo hình thẩm mỹ, ca phẫu thuật tách ngón đòi hỏi kỹ thuật khó: Khi tách 2 ngón tay các bác sỹ phải tách cả gân, mạch máu và xương sau đó lấy da ở vị trí khác để vá vào chỗ khuyết hổng giữa 2 ngón.

Trong quá trình phẫu thuật phải tránh tổn thương mạch máu, dây thần kinh và gân gấp, gân duỗi của các ngón dính nhau. Sau phẫu thuật bệnh nhi phải bó bột cố định 2 ngón tay để mảng da vá sống và phát triển.

Hiện tại, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, vết mổ liền tốt, mảng vá da dinh dưỡng tốt, các đầu chi hồng hào.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...