Bệnh viện K cơ sở Tân Triều hoạt động trở lại

Sau 36 ngày cách ly chống dịch COVID-19, hôm nay Bệnh viện K Tân Triều chính thức được hoạt động trở lại. (Ảnh: Bệnh viện K)
Sau 36 ngày cách ly chống dịch COVID-19, hôm nay Bệnh viện K Tân Triều chính thức được hoạt động trở lại. (Ảnh: Bệnh viện K)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K vừa  công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc kết thúc thời gian cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở này...

Sáng nay, 14/6, Bộ Y tế ra quyết định kết thúc áp dụng biện pháp cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều để bệnh viện khôi phục lại hoạt động khám chữa bệnh theo kế hoạch.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm của bệnh viện trong công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt nhiều cặp vợ chồng, bố con, nhiều cán bộ y tế có con nhỏ đã kiên trì bám bệnh viện, với mệnh lệnh từ trái tim đã căng mình chống dịch và quan trọng hơn, những chiến sỹ áo trắng dũng cảm còn là điểm tựa tinh thần, là nguồn động viên lớn lao đối với hàng ngàn người bệnh cùng người nhà cách ly tại bệnh viện.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị Bệnh viện sau khi dỡ bỏ phong toả sớm từng bước tổ chức triển khai hoạt động đảm bảo 02 mục tiêu: Đảm bảo công tác phòng chống dịch và nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu đang cấp thiết của hàng ngàn người bệnh và Nhân dân.

Bộ Y tế trao quyết định kết thúc thời gian cách ly cho lãnh đạo Bệnh viện K. (Ảnh: BVCC)Bộ Y tế trao quyết định kết thúc thời gian cách ly cho lãnh đạo Bệnh viện K. (Ảnh: BVCC)

Theo đó, tất cả người bệnh đến khám, điều trị đều được đăng ký qua tổng đài tư vấn và hỗ trợ người bệnh, được hướng dẫn khai báo y tế và xác nhận lịch hẹn với bác sỹ trước khi tới bệnh viện. Người bệnh sẽ được hướng dẫn đi theo một chiều đến khu lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19 và ra chờ xét nghiệm tại khu nhà bạt (vùng đệm) trước khi vào khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.

Để đảm bảo giãn cách và phục vụ công tác phòng chống dịch, Bệnh viện sẽ tiếp nhận hạn chế người bệnh đến khám và điều trị. Trong tuần đầu tiên, Bệnh viện chưa tiến hành phẫu thuật, trừ trường hợp cấp cứu, với trường hợp tối cấp cứu sẽ được mổ ở phòng mổ áp lực âm riêng biệt đã được thiết lập từ trước.

Với hoạt động Nội khoa và xạ trị, bệnh viện tiếp tục chuyển tối đa bệnh nhân về tuyến dưới có đủ khả năng điều trị, người bệnh sẽ được tăng cường sử dụng phác đồ dùng đường uống, cấp phát thuốc 2 tháng/lần, xạ trị theo khung giờ, ca kíp của từng khoa riêng biệt. Những bệnh nhân điều trị ngoại trú đều được xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên. Người bệnh điều trị nội trú sẽ được xét nghiệm mẫu gộp PCR theo từng khoa trước khi nhập viện.

Phát biểu tại buổi Lễ, PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện tốt nhất của lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo UBND TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố; trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, chung tay của các tổ chức, các nhà hảo tâm và đồng bào cả nước đã giúp đỡ bệnh viện. Đây sẽ là động lực to lớn để cán bộ y tế, người lao động bệnh viện tiếp tục đoàn kết, phấn đấu, quyết tâm thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời gian tới.

Hiện tại, chất lượng vệ sinh môi trường bệnh viện đã đảm bảo cho công tác hoạt động trở lại của Bệnh viện sau khi gỡ phong tỏa. Tuy nhiên, trước khi Bệnh viện hoạt động trở lại vào ngày 16/6, toàn bộ các khoa phòng sẽ được vệ sinh thêm một lần nữa theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn tối đa giúp người bệnh an tâm điều trị, khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

Sau khi ghi nhận các trường hợp nhiễm COVID-19 tại cơ sở Tân Triều, Bộ Y tế đã có quyết định phỏng tỏa cơ sở Tân Triều từ 5h30 ngày 7/5. Cũng trong thời gian này, Giám đốc Bệnh viện K đã có quyết định phong toả cả 3 cơ sở, không tiếp nhận người bệnh tới khám, điều trị trừ trường hợp cấp cứu.

Thực hiện sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo Bộ Y tế, Bệnh viện K đã kích hoạt toàn bộ các kịch bản phòng chống dịch ở mức cao nhất, triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch, đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc cách ly theo đúng nguyên tắc, quy định phòng chống dịch, đặc biệt là người giãn cách người, phòng cách ly phòng, khoa cách ly khoa, tầng cách ly tầng, tòa nhà cách ly tòa nhà.

Bệnh viện quán triệt thực hiện nghiêm phương châm 3 trước, 4 tại chỗ, 5 sẵn sàng, khẩu hiệu 5K, hạn chế tối đa tiếp xúc để tránh lây nhiễm chéo giữa các đơn vị; thần tốc khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm, giãn cách, cách ly, dập dịch.

Từ ngày 7/5/2021, sau 11 ca ghi nhận tại khoa Gan Mật Tụy, các ca nhiễm COVID-19 sau này đều được phát hiện ở các đơn vị đã được kiểm soát cách ly, Đơn vị điều trị cách ly riêng biệt tại Bệnh viện, cách xa các toà nhà khám chữa bệnh và các đơn vị cách ly ngoài bệnh viện; có 03 cán bộ y tế là 01 bác sĩ, 01 điều dưỡng, 01 học viên nhiễm COVID-19 được phát hiện sau ngày 07/05 (đã xét nghiệm âm tính 02 lần sau ngày 07/5), còn hơn 700 cán bộ y tế cahcs ly tại bệnh viện và hơn 1.000 cán bộ y tế tự cách ly tại gia đình đều không nhiễm COVID-19.

Bệnh viện đã xét nghiệm 19.392 mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, Gen expert cho tất cả cán bộ y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên vệ sinh, nhân viên nhà bếp, nhân viên bảo vệ cách ly tại 03 cơ sở của bệnh viện.

Tại cơ sở Tân Triều, mỗi người đều được xét nghiệm ít nhất 6 lần trong thời gian cách ly. Với Bệnh viện K cơ sở 9A-9B Phan Chu Trinh và cơ sở Tam Hiệp do không ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 vì vậy Bệnh viện đã có quyết định dỡ bỏ phong toả vào ngày 24/05/2021.

Những ngày qua, tại 2 cơ sở này của Bệnh viện hoạt động trở lại với mục tiêu kép "đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19" và "nâng cao hiệu quả điều trị khám chữa bệnh ung bướu".

Bệnh viện luôn cập nhật, báo cáo và thực hiệm nghiêm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Bộ Y tế, phối hợp với Sở Y tế, CDC Hà Nội, huyện Thanh Trì, Quận Hoàn Kiếm; Sở y tế, CDC các tỉnh trong công tác phòng chống dịch cũng như công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú.

Bệnh viện luôn nỗ lực ở mức cao nhất để đảm bảo công tác điều trị, chăm lo đời sống cho hơn 3.600 người cách ly tại bệnh viện, đặc biệt là người bệnh, người nhà người bệnh với hơn 10.000 suất cơm mỗi ngày, nước uống, nhu yếu phẩm, khẩu trang, đồ bảo hộ, nước sát khuẩn, quạt thông gió... hỗ trợ cho các bệnh nhân đang ở các xóm trọ trước cổng bệnh viện K cơ sở Tân triều và cơ sở Tam Hiệp.

Bên cạnh đó, bệnh viện luôn đảm bảo công tác thường trực cấp cứu, bệnh viện đã mổ cấp cứu cho 02 trường hợp, cấp cứu cho 02 trường hợp là bệnh nhân đang ở trong các xóm trọ trước cổng bệnh viện, đến nay các bệnh nhân đều ổn định.

Đến ngày 14/6, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đã giải phóng hoàn toàn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ra khỏi các toà nhà khám chữa bệnh của Bệnh viện. Gần 1.000 chuyến xe yêu thương đã được bệnh viện bố trí, sắp xếp di chuyển người bệnh và người nhà hoàn tất cách ly y tế và xét nghiệm âm tính theo quy định bàn giao về các tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Bắc Cạn, Phú Thọ, Lạng Sơn, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Người bệnh và người nhà người bệnh tiếp tục được theo dõi, hiện tại có tình trạng sức khoẻ bình thường.

Sau khi người bệnh và người nhà được chuyển hết ra khỏi toà nhà khám và điều trị, công việc làm sạch các khoa, phòng bằng phun khử khuẩn, vệ sinh được thực hiện từ tầng cao xuống tầng thấp, từ đơn vị có nguy cơ thấp đến đơn vị có nguy cơ cao. Tất cả các đơn vị, buồng bệnh, phòng làm việc, sảnh, hành lang, ban công, cầu thang... được thực hiện đồng loạt. Công việc này được tiến hành ít nhất 3 lần từ ngày 07/06/2021.

"Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ"

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.