Bệnh viện công - Giao tự chủ nhưng không biết tự chủ cái gì?

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời tại phiên giải trình.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời tại phiên giải trình.
(PLVN) -“Được giao tự chủ nhưng lại không biết tự chủ cái gì; không cho tự chủ đầy đủ, thực chất” là những vấn đề được đặt ra đối với Bộ trưởng Bộ y tế và một số Bộ liên quan tại phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập.

Sáng nay (3/10),  Ủy ban về các vấn đề xã hội (UBVCVĐXH) của Quốc hội đã tiếp tục ngày làm việc thứ 2 của Phiên họp toàn thể lần thứ 15 diễn ra tại tòa nhà Quốc hội. Phiên họp đã dành hơn 3 tiếng đồng hồ để các Bộ trưởng: Y tế, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư giải trình về những vướng mắc, bất câp cũng như đề ra các giải pháp tháo gỡ liên quan đến cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công. 

Khi nào tháo gỡ xong?

Là người đầu tiên nêu câu hỏi, Đại biểu (ĐB) Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) cho rằng, hiện có rất nhiều vướng mắc trong việc thực hiện tự chủ đối với bệnh viện công, nhưng vướng mắc nhất là việc thực hiện là giá dịch vụ y tế chưa thống nhất giữa các đơn vị, giữa các hạng bệnh viện và các tỉnh, thành…gây nên tình trạng nơi thì chưa tính đúng tính đủ, nơi thì thu thêm, thu chênh…

“Nhiều đồng chí lãnh đạo bệnh viện nói với tôi rằng, giao tự chủ nhưng không biết tự chủ cái gì… Qua công tác giám sát, nhiều cơ sở phản ánh với chúng tôi là dù được giao tự chủ nhưng lại không cho tự chủ, đặc biệt là quyền tự chủ về tổ chức cán bộ, tự chủ tài chính… Câu hỏi đặt ra là làm sao để tháo gỡ, ai có trách nhiệm để tháo gỡ? và đến khi nào tháo gỡ xong để cơ chế tự chủ này thực sự phát huy được tác dụng?”- ĐB Trí đặt vấn đề.

ĐB Trí cũng đề nghị có biện pháp ngăn chặn hiện tượng tư nhân hóa các bệnh viện công lập trong quá trình giao quyền tự chủ, bởi nguy cơ này rất lớn; đồng thời làm rõ những giải pháp cụ thể để các bệnh viện tự chủ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ thực hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với những bệnh nhân có BHYT, bệnh nhân thuộc diện chính sách… “Bởi Nghị quyết này rất hay cho những người có đời sống thu nhập cao, còn quyền lợi của những người yếu thế rất dễ bị ảnh hưởng”, ĐB nói.

ĐB Nguyễn Anh Trí đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Y tế
ĐB Nguyễn Anh Trí đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Y tế

Đồng tình với ý kiến trên, ĐB Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH TP Cần Thơ nhận định, vấn đề khó nhất hiện nay là giá trần dịch vụ và nhân sự. “Giao quyền tự chủ nhưng không được tự quyết, mọi việc đều phải xin ý kiến từng nấc, rất khó… Nếu kéo dài thì không thể phát triển hoặc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân”, ông Xuân nói.

Trước thực trạng nhiều bệnh viện gây ra hậu quả tiêu cực như thu vượt cầu, chỉ định làm dịch vụ y tế cao, ứng dụng dịch vụ thuốc không cần thiết…, gây tốn kém chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (tỉnh Quảng Bình) đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế làm rõ nguyên nhân này, đồng thời đưa ra giải pháp trong thời gian tới.

Nếu tự chủ thì phải có nguồn thu

Khẳng định “các câu hỏi đều rất sát thực tế và trong ngành cũng đặt ra”, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hiện có ý kiến khác nhau giữa các ĐB: “Có ý kiến ĐB nói đề nghị phải quản chặt hơn, tránh tư nhân hóa bệnh viện công, tránh lạm quyền, lạm dụng; nhưng cũng có ý kiến nói rằng nếu quản chặt quá thì bệnh viện không tự chủ được cái gì cả, cần phải thoáng hơn”.

Theo Bộ trưởng, khi bệnh viện mở nhiều cơ sở, thêm dịch vụ, thêm phòng bệnh để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân thì cần nhiều nhân lực hơn, nhưng do còn nhiều vướng mắc trong vấn đè này mà thẩm quyền không thuộc Bộ Y tế.

“Nói thật là có cái vướng thế này: Khi giá được tính đúng, tính đủ thì người ta sẽ chọn đúng bác sĩ mình cần và đủ điều dưỡng… Nhưng muốn vậy thì giá phải cao hơn, còn hiện nay thì giá thấp. Bệnh viện không được ký hợp đồng nhiều nên cũng rất hạn chế; một bác sĩ, một điều dưỡng chăm sóc nhiều bệnh nhân thì không tốt”, bà Tiến thừa nhận và cho rằng khi giá được tính đúng, tính đủ, đồng thời với trao quyền về tổ chức, về nhân sự thì các bệnh viện sẽ thuận lợi hơn trong thực hiện quyền tự chủ.

Trả lời câu hỏi tự chủ bệnh viện có ảnh hưởng đến quyền lợi của người nghèo hay không, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định chắc chắn sẽ có ảnh hưởng, do các bệnh viện tuyến trên chỉ có bệnh nhân nặng mới chuyển lên, và các bệnh viện này có phòng dịch vụ cho người nước ngoài, người giàu. Tuy nhiên, người nghèo nếu có BHYT đúng tuyến thì vẫn được hưởng quyền lợi. Hiện nay, các bệnh viện tuyến trên có gần 60% nguồn thu từ bệnh nhân BHYT và hầu hết từ tuyến dưới chuyển lên.

Làm rõ nguyên nhân việc bệnh viện lạm dụng dịch vụ, tăng chi phí cho người bệnh, bà Tiến giải thích: "Nếu tự chủ thì phải có nguồn thu để chi trả tất cả và tăng thu hút bệnh nhân, tăng tuyển người giỏi, tăng thu nhập của đội ngũ cán bộ để có chất lượng tốt, mua máy lạnh, ga trải giường, nhà vệ sinh phải đạt tiêu chuẩn 3 sao, trồng cây xanh… vì thế rất tốn kém nên phải thu nhiều…”. 

Trong khi Bộ trưởng Tiến vẫn còn muốn nói thêm thì Phó Chủ nhiệm UBVCVĐXH của QH Nguyễn Hoàng Mai nhắc nhở: “Đề nghị chị Kim Tiến nhấn mạnh vào những tiêu cực trong việc lạm dụng kỹ thuật, lạm dụng thuốc kê cho bệnh nhân và giải pháp thế nào”.

Bộ trưởng Y tế phân trần: “Vì như vậy nên có việc lạm dụng kỹ thuật có thể không cần thiết hoặc chưa đến mức làm nhiều như vậy; hai là thuốc có thể kê ngoài danh mục bảo hiểm thanh toán nên mới thu nhiều. Giải pháp hiện nay của chúng tôi là có định mức, thứ hai là thanh tra, kiểm toán phải sát. Mới tháng trước, chúng tôi đã ban hành chỉ thị về chống lạm dụng, chống trục lợi để có giải pháp tăng cường giám sát”.

Cần khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập

Kết luận phiên giải trình, Chủ nhiệm UBVCVĐXH của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh khẳng định, phiên giải trình diễn ra công khai, dân chủ và trách nhiệm; đã làm rõ nhiều vấn đề, làm rõ trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc tự chủ đối với các bệnh viện công lập. 

Chủ nhiệm UBVCVĐXH của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh kết luận phiên giải trình.
Chủ nhiệm UBVCVĐXH của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh kết luận phiên giải trình.

Đánh giá về những kết quả đạt được, Dự thảo nghị quyết về phiên giải trình nhận định, việc tự chủ đã thay đổi diện mạo của các bệnh viện công, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, giảm tình trạng quá tải, tăng hiệu quả chi của ngân sách Nhà nước…Tuy nhiên, hành làng pháp lý về vấn đề này vẫn chưa đầy đủ; dù được giao tự chủ nhưng chưa thực chất; tự chủ tại tuyến huyện, đặc biệt vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; nhiều địa phương chưa chăm lo cho y tế cơ sở, do vậy người dân chưa tin tưởng vào các bệnh viện tuyến dưới; tình trạng lạm dụng thuốc, dịch vụ cao trong khám chữa bệnh vẫn còn diễn ra…

Dự thảo Nghị quyết đề nghị Bộ Y tế chủ động và phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan rà soát nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để ban hành hoặc trình cơ quan chức năng ban hành theo thẩm quyền các văn bản, nhằm khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập của hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế tự chủ, như vay vốn, liên doanh liên kết, đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, bộ máy nhân sự, tiền lương và các cơ chế liên quan. Cùng với đó, đẩy nhanh lộ trình việc tính đúng, tính đủ chi phí giá dịch vụ y tế; tiếp tục cải cách hành chính trong khám chữa bệnh…

Tại phiên họp, 100% các đại biểu thành viên UBVCVĐXH của QH có mặt tại phiên họp đã biểu quyết tán thành dự thảo nghị quyết trên.

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội)  có nên ban hành một nghị quyết đặc biệt về vấn đề tự chủ cho các bệnh viện tuyến dưới hay không, bởi hiện nay mới chỉ có nghị quyết tự chủ cho 4 bệnh viện lớn? Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay: Nghị quyết 33 chỉ thí điểm đối với vấn đề tự chủ hoàn toàn, còn một Nghị định về vấn đề tự chủ chung, hiện Bộ Y tế đã trình Chính phủ dự thảo để điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 85 nhằm áp dụng chung cho cả bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.