Bệnh viện chưa điều trị thì cần phân luồng, phát hiện sớm bệnh nhân Covid-19

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cùng Đoàn công tác kiểm tra tại Bệnh viện Bưu điện.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cùng Đoàn công tác kiểm tra tại Bệnh viện Bưu điện.
(PLVN) - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh bệnh viện chưa được giao nhiệm vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 dương tính thì có nhiệm vụ phân luồng, cách ly, giám sát, phát hiện sớm và chuyển bệnh nhân Covid-19.

Ngày 5/4, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị Covid-19 cùng các thành viên trong Đội Cơ động chống dịch của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác khám, sàng lọc, cách ly bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Việt Pháp và Bệnh viện Bưu điện.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh TS Lương Ngọc Khuê yêu cầu hai Bệnh viện không được lơ là bởi tất cả những người vào viện đều có nguy cơ nhiễm bệnh, mang nguồn bệnh từ bên ngoài vào. Vì vậy, việc đầu tiên là các Bệnh viện phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ và khoảng cách giữa người đến khám như theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế. 

Trao đổi với các đồng nghiệp Bệnh viện Việt Pháp, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, Bộ Y tế chưa giao nhiệm vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 dương tính, nhiệm vụ của Bệnh viện là phân luồng, cách ly, giám sát, phát hiện sớm và chuyển bệnh nhân Covid-19.

Hiện Bệnh viện Bưu điện có hai cơ sở ở Định Công gần với khu dân cư và cơ sở ở phố Huế. Hiện nay, Khoa Thận lọc máu của Bệnh viện đang điều trị cho 110 người bệnh thận nhân tạo, trong đó có 30 người bệnh thuê nhà tại xóm thận Bạch Mai, phố Lê Thanh Nghị cùng với 100 bệnh nhân của Bệnh viện Bạch Mai. Các bệnh nhân này đều được tổ chức sàng lọc Covid-19.

Để làm được điều này, ông Khuê đề nghị Bệnh viện thực hiện phân luồng ngay từ cổng; biển báo dễ nhận biết từ cổng để người có triệu chứng và người đi từ vùng dịch tễ đến đúng địa điểm. Bên cạnh đó, Phòng khám sàng lọc cách ly cần được thông khí, bố trí chỗ rửa tay; khai thác kỹ yếu tố dịch tễ ngày càng mở rộng như hiện  nay.

Với trường hợp BN237 có mặt 2 lần tại Bệnh viện, Đoàn công tác đề nghị Bệnh viện Việt Pháp rút kinh nghiệm, Bệnh viện càng cảnh giác và phòng ngừa tốt, càng bảo vệ Bệnh viện khỏi những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.

Kiểm tra tại Bệnh viện Bưu điện, PGS. TS Lương Ngọc Khuê cùng các thành viên đề nghị Bệnh viện thực hiện nghiêm hướng dẫn tổ chức phân luồng, cách ly người nghi viêm đường hô hấp cấp tại cơ sở y tế theo Công văn số 1385/BCĐQG. Bệnh viện phải tuân thủ nghiêm việc sử dụng khẩu trang y tế, găng tay và các phương tiện phòng hộ cá nhân. 

Bên cạnh đó, Bệnh viện cần xây dựng các kế hoạch đáp ứng phòng, chống dịch trong giai đoạn mới; bố trí nhân lực để bảo toàn nhân lực y tế của Bệnh viện đáp ứng chống dịch lâu dài. Bệnh viện phải thực hiện giãn cách người bệnh; giảm mổ phiên, chỉ thực hiện mổ cấp cứu; khai thác dịch tễ cẩn thận và kiểm soát người ra vào Bệnh viện…

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.