Bệnh vảy nến có lây không?
Rất nhiều người khi tiếp xúc với các trường hợp bị vảy nến thường sợ bị lây. Tuy nhiên, bệnh vảy nến không phải bệnh do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra, không phải một bệnh truyền nhiễm nên không lây sang người khác khi ôm hôn, mặc chung đồ… Nhưng, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh có thể lây sang các vùng da khác trên cơ thể.
Vảy nến là bệnh không lây nhiễm |
Bệnh vảy nến tuy không lây nhiễm nhưng lại là bệnh có yếu tố di truyền. Do đó, số người mắc vảy nến vẫn không ngừng gia tăng. Người mang gen vảy nến có thể xuất hiện các triệu chứng khi gặp yếu tố nguy cơ sau:
● Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá gây suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
● Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim… có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh vảy nến.
● Tổn thương da: Các vết xước, vết cắn hay vết cháy nắng hoặc gãi nhiều cũng có thể khiến bùng phát vảy nến.
● Người béo phì, thừa cân: Ở những người này triệu chứng vảy nến thường phát triển trên nếp nhăn và nếp gấp da.
● Căng thẳng, stress kéo dài: Stress có thể kích hoạt các phản ứng làm cho những triệu chứng của bệnh vẩy nến ngày càng trầm trọng hơn.
Stress kéo dài kích hoạt vảy nến bùng phát |
Phương pháp cải thiện bệnh vảy nến
Điều trị bằng thuốc tây
Hiện nay các thuốc trị vảy nến có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào da mới hoặc làm giảm triệu chứng bệnh như ngứa, bong tróc,... Các loại thuốc này sẽ được bác sĩ chỉ định sao cho phù hợp với tình trạng bệnh, tuổi tác. Một số loại thuốc thường được kê để điều trị vảy nến như:
● Methotrexate: Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Thuốc có tác dụng phụ trên gan và các vấn đề về phổi, do đó chỉ được chỉ định cho các trường hợp nặng và được theo dõi chặt chẽ bởi các chuyên gia.
● Retinoids: Được tổng hợp từ vitamin A giúp làm giảm sản xuất tế bào da, giảm ngứa. Thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng (dị tật thai nhi) do đó không được khuyến khích cho phụ nữ có thai.
● Cyclosporine: Ức chế hệ thống miễn dịch và được sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ trên thận, tăng huyết áp.
● Phương pháp điều trị sinh học: Giúp kiểm soát tình trạng viêm toàn thân bao gồm các thuốc như: Adalimumab (humira), brodalumab (Siliq), etanercept (enbrel), guselkumab (tremfya), infliximab (remicade), ixekizumab (taltz), secukinumab (cosentyx) và ustekinumab (stelara).
● Chất ức chế enzyme: Thuốc apremilast (otezla) là một loại thuốc mới dành cho các bệnh viêm nhiễm kéo dài.
Thuốc tây điều trị bệnh vảy nến (Ảnh minh họa) |
Ăn uống phù hợp cải thiện bệnh vảy nến
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh cần có trong khẩu phần ăn của mình sẽ giúp bệnh vảy nến cải thiện tốt hơn
● Bổ sung thêm vitamin từ các viên uống hoặc rau củ quả.
● Giảm lượng chất béo bão hòa, tăng lượng protein nạc chứa axit béo omega 3 như cá hồi, tôm, cá mòi. Các nguồn thực vật chứa nhiều omega 3 như hạt óc chó, hạt lanh, đậu nành.
● Ăn nhiều rau củ quả có tác dụng giảm stress, căng thẳng, chống oxy hóa, chống viêm như súp lơ, cải xoăn, dâu tây, việt quất, nho,...
● Chế biến thức ăn thanh đạm, hạn chế dầu mỡ động vật, nên chiên xào bằng dầu thực vật tốt cho sức khỏe như: dầu ô liu, dầu hướng dương,...
Sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện bệnh vảy nến
Bên cạnh dùng thuốc, ăn uống điều độ thì sinh hoạt lành mạnh cũng giúp bệnh vảy nến cải thiện tốt hơn.
● Đi bộ, thể dục hàng ngày, kiểm soát cân nặng vừa để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa vảy nến tái phát
● Kết hợp nghỉ ngơi và làm việc hợp lý tránh stress, căng thẳng.
● Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da đặc biệt là vào mùa đông khô hanh.
● Sử dụng đồ bảo hộ, đeo găng tay khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc các chất hóa học.
Explaq – Giải pháp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến hiệu quả
Để phòng ngừa vảy nến hiệu quả, cũng như làm giảm nhanh các triệu chứng vảy nến bạn nên áp dụng các biện pháp đã giới thiệu ở trên. Hiện nay, giới chuyên gia cũng khuyên người mắc vảy nến sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến hiệu quả, an toàn tiêu biểu là kem bôi da dược liệu Explaq.
Sản phẩm được bào chế từ các thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da rất tốt.
Explaq hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả, an toàn |
Kết hợp cùng kem bôi Explaq, người bệnh vảy nến nên uống thêm sản phẩm Kim Miễn Khang được bào chế dạng viên nén tiện dụng. Kim Miễn Khang với thành phần thảo dược thiên nhiên là cây sói rừng (thành phần chính), kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng một cách hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc: Bệnh vảy nến có lây không? Để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả vảy nến, đừng quên bôi kem Explaq - Bạt sừng, sạch da, vảy nến dùng ngay và áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.