Bệnh than nguy hiểm ra sao?

Ảnh minh họa: Medlatec
Ảnh minh họa: Medlatec
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nghiêm trọng do vi khuẩn than có tên khoa học là Bacillus anthracis gây nên. Khi tiếp xúc với mầm bệnh than cả người và động vật đều có thể bị bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng”, Ths.BS Nguyễn Mạnh Trường, Khoa Nhi - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay.

Bệnh than là bệnh đặc biệt nguy hiểm

Theo bác sĩ Trường, vi khuẩn than có ở trong đất, nước, cây cỏ bị nhiễm bẩn. Ở ngoài môi trường vi khuẩn than tồn tại dưới dạng nha bào hay còn gọi là bào tử.

Vi khuẩn than có sức đề kháng kém, rất dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất sát khuẩn thông thường, nhưng bào tử của vi khuẩn có sức đề kháng rất cao, chúng có thể tồn tại ở điều kiện thông thường trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm mà vẫn duy trì được khả năng gây bệnh.

“Vi khuẩn than chủ yếu gây bệnh cho động vật, đặc biệt phổ biến là các loài gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, cừu, hươu, nai… Động vật bị bệnh do chúng hít hay nuốt phải các bào tử trong môi trường sống. Hầu hết gia súc mắc bệnh than sẽ bị chết”, bác sĩ Trường cho hay.

Con người bị bệnh than hầu hết do tiếp xúc hoặc ăn thịt gia súc mắc bệnh. Bào tử của vi khuẩn than có thể xâm nhập vào cơ thể con người. Sau khi xâm nhập vào cơ thể bào tử vi khuẩn hoạt hóa trở thành vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn sinh sôi nảy nở lan ra khắp cơ thể, sinh ra các chất độc và gây ra các biểu hiện bệnh.

Người bị bệnh than là do bào tử của vi khuẩn than xâm nhập vào cơ thể qua:

Da bị tổn thương có thể xảy ra khi con người tiếp xúc với sản phẩm từ động vật bị nhiễm các bào tử vi khuẩn, các bào tử này dính vào vết xây xước, vết cắt trên da người.

Đường hô hấp xảy ra khi một người hít phải các bào tử vi khuẩn có trong không khí như trong quá trình chế biến các vật liệu nhiễm bệnh như len, lông, da

Đường tiêu hóa do người ăn thịt sống hay chưa nấu kỹ của động vật bị nhiễm bệnh.

Bác sĩ Trường nhấn mạnh: “Bệnh than được xem là đặc biệt nguy hiểm khi người bệnh mắc phải thể bệnh than nhiễm qua đường hô hấp. Sau khi có các biểu hiện hô hấp bệnh nhanh chóng chuyển sang nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân với biểu hiện nhiễm trùng máu, viêm màng não và khiến bệnh nhân tử vong. Tỷ lệ tử vong ở thể bệnh này rất cao, lên đến 90%”.

Trong trường hợp được điều trị tích cực, chỉ có khoảng 55% bệnh nhân khỏi bệnh. Ngoài ra thể bệnh nhiễm qua da và qua đường tiêu hóa nếu không được điều trị kháng sinh đúng và kịp thời cuối cùng bệnh đều có thể lan ra khắp cơ thể dẫn tới nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân và tử vong.

Một điểm nữa khiến bệnh than trở nên nguy hiểm chính là bào tử của vi khuẩn gây bệnh than có khả năng sinh tồn rất cao, nó có thể tồn tại rất lâu trong điều kiện tự nhiên, thậm chí là vài chục năm trước khi xâm nhập vật chủ, tái kích hoạt và sinh sôi. Một lượng nhỏ vi khuẩn bệnh than bằng móng tay cũng có khả năng làm hơn 10.000 người thiệt mạng.

Biểu hiện và cách phòng bệnh than

Có 3 thể bệnh than tương ứng với ba con đường xâm nhập của bào tử và gây ra các biểu hiện và tính chất khác nhau:

Bệnh than do nhiễm qua đường da

Bệnh than nhiễm qua da là thể bệnh phổ biến nhất (chiếm 94-95%) và cũng ít nguy hiểm nhất. Khi chúng ta tiếp xúc với động vật bị bệnh và các chất thải của chúng, hoặc trực tiếp làm thịt những động vật bị chết do bệnh than thì bào tử vi khuẩn than xâm nhập vào cơ thể người thông qua những vết xước hoặc các vết thương hở trên da.

Sau khoảng 1 đến 7 ngày bệnh nhân xuất hiện nốt dát sẩn sau đó chuyển màu đỏ tím rồi loét lớn trên vết loét có một vảy cứng màu đen trên bề mặt, xung quanh vết loét phù nề và nổi hạch to gần vết loét. Vết loét thường xuất hiện ở vùng da hở như cổ mặt, tay chân.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp

Đây chính là thể bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nhất của bệnh than. Sau khi hít phải bào tử khoảng 1 đến 5 ngày cá biệt có những trường hợp sau 2 tháng, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau ngực, ho, khó thở, nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, toát mồ hôi, vô cùng mệt mỏi… và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa

Có khoảng 0,5-0,7% bệnh nhân mắc bệnh than gặp phải thể bệnh này. Sau khi ăn thịt sống hoặc chưa chín kỹ từ những gia súc mắc bệnh than bệnh nhân từ 1 đến 7 ngày bệnh nhân xuất hiện biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy.

“Bệnh than có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trường hợp bệnh nhân bị bệnh do nhiễm qua đường hô hấp thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn”, bác sĩ Trường cho biết.

Đề cập đến cách phòng tránh bệnh than, bác sĩ Trường cho hay, nên tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh than cho súc vật nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh.

Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh than cho con người, tuy nhiên vaccine này có số lượng giới hạn và thường chỉ tiêm cho các quân nhân phục vụ chiến đấu hoặc những người có đặc thù nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với súc vật hay sản phẩm chứa nhiều vi khuẩn.

“Đối với động vật chết vì bệnh than cần được tiêu hủy đúng cách, sau khi chôn sâu xác động vật nên rải bột vôi kín để tẩy uế và ngăn ngừa sự lan rộng của vi khuẩn. Không buôn bán và sử dụng da của những súc vật nhiễm bệnh than. Không ăn thịt khi nghi ngờ súc vật đó chết vì bệnh than. Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chăm sóc và lưu ý đến các vết xước hoặc vết thương hở trên da”, bác sĩ Trường khuyến cáo.

Ngày 2/6, Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã vừa ra công văn yêu cầu tăng cường công tác phòng bệnh than sau khi Điện Biên ghi nhận 3 ổ dịch gây bệnh than trên người.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.