Nguyên nhân hình thành sỏi mật khá phức tạp, khó điều trị |
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật
Mặc dù có khá nhiều yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành sỏi mật nhưng tựu chung lại, các chuyên gia cho rằng cần chú ý nhất 3 nguyên nhân sau đây: Suy giảm chức năng gan, mất cân bằng thành phần trong dịch mật; Giảm vận động đường mật, giảm co bóp túi mật; Nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.
Suy giảm chức năng gan, mất cân bằng thành phần dịch mật
Gan là nơi sản xuất ra dịch mật, vì thế khi chức năng gan bị suy giảm thì thành phần, số lượng và chất lượng của dịch mật cũng bị ảnh hưởng.
Thông thường, khi xảy ra tình trạng quá bão hòa thành phần cholesterol hoặc bilirubin (sắc tố mật) ở trong dịch mật thì chúng sẽ dễ tích tụ lại thành sỏi mật. Trong đó, tình trạng quá bão hòa cholesterol trong dịch mật thường gặp ở người bệnh sỏi túi mật, còn nếu quá dư thừa bilirubin thì hay gặp ở sỏi đường mật trong gan.
Suy giảm chức năng gan có thể là dấu hiệu bệnh lý tại gan như viêm gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ… nhưng cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn giàu chất béo, nhiều các món chiên rán xào hay thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Một vài trường hợp khác sử dụng thuốc hạ mỡ máu hay thuốc tránh thai khiến dòng chảy dịch mật bị rối loạn cũng trở thành yếu tố khiến sỏi túi mật hình thành. Còn với sỏi đường mật trong gan lại thường gặp ở người bị thiếu máu tán huyết hay bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm vì bệnh này khiến các tế bào hồng cầu bị vỡ hàng loạt, giải phóng một lượng lớn bilirubin vào dịch mật và lắng đọng tạo sỏi.
Suy giảm chức năng gan khiến mất cân bằng thành phần dịch mật là nguyên nhân sỏi mật dễ hình thành |
Giảm vận động đường mật, giảm co bóp túi mật
Hoạt động của hệ thống đường mật chính và đường mật phụ (túi mật) là cơ sở cho dịch mật được lưu thông bình thường. Khi hoạt động này trục trặc, dịch mật cũng dễ lắng đọng và lâu ngày hình thành sỏi mật, thường gặp ở người ít vận động, hay nhịn ăn sáng hoặc đang áp dụng chế độ ăn kiêng khắc nghiệt…
Nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng
Trước đây, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng chiếm phần lớn nguyên nhân hình thành sỏi mật. Bởi xuất phát từ chế độ ăn chưa đảm bảo, giun sán dễ ngược dòng đường mật, sau quá trình sinh sản và phát triển, xác và trứng giun sán để lại dễ tạo thành nhân sỏi mật. Tuy nhiên, hiện nay nguyên nhân này đã giảm thiểu khá nhiều nhờ truyền thống ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh.
Tác hại nghiêm trọng do sỏi mật gây ra
Sỏi mật có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:
- Viêm túi mật: Dấu hiệu của biến chứng này là đau bụng dữ dội, thường kéo dài hơn 3 tiếng, sốt cao, tim đập nhanh... Trong đó, có khoảng 20% các trường hợp bị viêm túi mật cấp, là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, nếu không xử trí kịp thời có thể chuyển biến thành viêm túi mật mạn tính, thành túi mật dày và túi mật mất dần chức năng, thậm chí đe dọa tính mạng.
- Viêm đường mật: Biểu hiện đặc trưng bằng tam chứng Charcot gồm đau bụng, sốt, vàng da. Viêm đường mật có thể chuyển biến nhanh thành áp-xe gan hoặc nhiễm khuẩn huyết gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.
- Viêm tụy cấp: Đây là biến chứng cấp cứu, nếu không nhập viện kịp thời có thể tử vong. Sau khi cấp cứu thành công, chức năng tụy bị ảnh hưởng khiến người bệnh đối diện với nguy cơ bị tiểu đường.
- Nhiễm khuẩn huyết: Đây là biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng, không chỉ điều trị khó khăn mà di chứng để lại cũng khá nặng nề.
Sỏi mật gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh |
Giải pháp giúp tan sỏi mật từ chế độ ăn, lối sống, thảo dược
Bên cạnh hiểu được những tác hại, nguyên nhân hình thành sỏi mật thì người bệnh cũng nên nắm được cách xây dựng một chế độ ăn khoa học. Bởi sỏi mật vẫn là một bệnh lý tiêu hóa, nếu không ăn uống hợp lý thì vẫn có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Theo đó, người bệnh sỏi mật nên:
- Không nên ăn quá no trong một bữa, có thể chia thành 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ/ ngày để tránh gây áp lực cho hệ thống gan mật
- Bổ sung đa dạng các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể, vừa giúp làm chậm hấp thu cholesterol, vừa giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng.
- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là chất béo động vật như sữa béo, da, mỡ và nội tạng động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng…
- Nên sử dụng chất béo thực vật như các loại hạt, dầu đậu nành, dầu hướng dương, quả bơ…
- Uống tối thiểu 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày
Đồng thời, hãy chú ý chăm chỉ tập thể dục, duy trì tối thiểu 30 phút mỗi ngày để cải thiện vận động đường mật. Chỉ cần chú ý tập vừa sức bằng bất kỳ bài tập nào phù hợp, không nên vận động mạnh trong thời gian dài. Hạn chế căng thẳng, stress và ăn ngủ đúng giờ, tránh thức khuya.
Ngoài ra, người bệnh sỏi mật có thể tham khảo sử dụng viên uống TPBVSK Kim Đởm Khang - Dùng cho người sỏi mật. Với thành phần 8 thảo dược gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo, TPBVSK Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật; giúp hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sỏi đường mật và hỗ trợ thanh nhiệt lợi tiểu, mát gan, tăng cường chức năng gan.
TPBVSK Kim Đởm Khang - Hỗ trợ bào mòn sỏi mật, khỏi lo trướng đầy |
Ra đời từ năm 2012, TPBVSK Kim Đởm Khang do Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây tiếp thị. Sản phẩm cũng đã có nghiên cứu tại viện Quân y 103 cho thấy rất an toàn, không gây tác dụng phụ và được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng, cho phản hồi tích cực.
TPBVSK Kim Đởm Khang thích hợp sử dụng cho người bị sỏi mật, người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, người hay tái phát sỏi mật. Những người bị viêm đường mật, viêm túi mật, tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ cũng có thể dùng TPBVSK Kim Đởm Khang cho hiệu quả tốt.
Liệu trình sử dụng TPBVSK Kim Đởm Khang như sau:
- Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 viên, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ
- Nên sử dụng liên tục 3-6 tháng/ đợt để sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.