Nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa
Bệnh nổi mề đay (mày đay) là phản ứng quá mẫn của mao mạch trên da khi có sự tác động của các yếu tố kích thích từ bên ngoài hoặc trong cơ thể. Đây là bệnh da liễu có biểu hiện là các nốt sần phù màu hồng hoặc đỏ, cảm giác ngứa ngáy. Tình trạng này rất khó tìm được nguyên nhân chính xác. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến gồm có:
- Do phản ứng dị ứng: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nổi mề đay. Khi có sự tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ kích thích tế bào mast giải phóng histamin và các chất hóa học gây phản ứng sưng, viêm, mẩn ngứa, khó thở, sổ mũi,... Tác nhân dị ứng bao gồm thức ăn, thời tiết, lông động vật, mỹ phẩm, thuốc, nọc độc côn trùng.
- Do sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,... có thể gây tác dụng phụ là nổi mề đay mẩn ngứa.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người đã hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan đến miễn dịch như: Chàm, viêm da cơ địa, mề đay mạn tính,... thì nguy cơ bị nổi mề đay của bạn sẽ cao hơn bình thường.
- Một số bệnh lý: Lupus ban đỏ, suy giáp, bệnh tuyến giáp tự miễn,... có thể gây ra tình trạng rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. Do vậy, cơ thể dễ nổi mề đay và mẩn ngứa khi tiếp xúc với các chất kích thích như hóa chất, xà phòng, chất bảo quản,...
- Căng thẳng, stress: Khi căng thẳng, stress hay lo âu sẽ khiến cơ thể giải phóng một loại hormone là cortisol, gây tác động lên hệ miễn dịch và kích hoạt phản ứng nổi mề đay.
Ngoài những yếu tố trên, có rất nhiều những trường hợp không tìm được nguyên nhân được gọi là nổi mề đay vô căn.
Nổi mề đay phổ biến nhất do phản ứng dị ứng |
>>> XEM THÊM: Bệnh mề đay có nguy hiểm không và ảnh hưởng gì đến sức khỏe? TẠI ĐÂY.
Phương pháp điều trị bệnh nổi mề đay
Nguyên tắc điều trị bệnh nổi mề đay là loại bỏ nguyên nhân (dị nguyên), kiểm soát triệu chứng. Đồng thời, tăng cường chức năng gan và thận, nâng cao miễn dịch để phòng ngừa tái phát.
Tình trạng nổi mề đay có thể tự khỏi sau một thời gian ngừng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài hoặc các triệu chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng để điều trị nổi mề đay như thuốc kháng histamin, thuốc bôi corticosteroid,... Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Nghỉ ngơi: Khi bị nổi mề đay, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, giảm tình trạng stress hay căng thẳng bằng cách tham gia một số hoạt động như yoga, nghe nhạc, thiền,...
- Thay đổi thuốc đang sử dụng: Nếu nguyên nhân nổi mề đay do tác dụng không mong muốn của thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ để đổi sang loại thuốc phù hợp hơn.
- Chườm lạnh: Nổi mề đay có bản chất là phản ứng viêm ở mao mạch tại lớp trung bì. Do đó, người bệnh có thể tiến hành chườm lạnh, đồng thời giữ cơ thể mát mẻ sẽ giúp mạch máu co lại, giảm sưng viêm và ngứa ngáy.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Trong mỹ phẩm có thể chứa các chất gây kích ứng như: Paraben, chất tạo hương, chất bảo quản, cồn, chất tẩy rửa,... khi dùng ở đối tượng bị nổi mề đay sẽ làm bệnh nghiêm trọng và lâu khỏi hơn.
- Mặc quần áo phù hợp: Quần áo bó sát hay những chất liệu cứng, thô khi cọ xát vào cơ thể gây kích thích hoặc tổn thương da. Do vậy, người bệnh nên lựa chọn quần áo rộng rãi và có chất liệu mềm mịn.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Trong không khí, môi trường xung quanh có rất nhiều bụi, vi khuẩn khiến tình trạng mề đay thêm trầm trọng. Vậy nên, người bệnh cần chú ý vệ sinh nhà cửa, chăn màn thường xuyên.
- Bổ sung nước và vitamin: Việc tăng cường dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, nâng cao hệ miễn dịch.
>>> XEM THÊM: 2 cách chữa mề đay bằng gừng hiệu quả TẠI ĐÂY.
Cải thiện nổi mề đay nhờ sản phẩm thảo dược thiên nhiên
Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ cải thiện nổi mề đay ngày càng tăng vì tính hiệu quả, an toàn và có khả năng phòng ngừa tái phát cao. Trong đó, cao nhàu được biết tới với công dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, chống dị ứng, giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng tấy trên da. Ngoài ra, thành phần hoạt chất trong nhàu gồm amino acid, polysaccharide,... còn tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi tế bào bị tổn thương và kích thích quá trình tái tạo da.
Bên cạnh đó, cao gan được chiết xuất từ gan động vật chứa hàm lượng cao sắt, protein và vitamin B12 mang lại tác dụng tăng cường chức năng gan, tăng khả năng đào thải độc và bổ máu.
Nhàu - Thảo dược thiên nhiên cho người bị bệnh nổi mề đay |
Sản phẩm chứa thành phần cao nhàu, cao gan,... đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Trường Đại Học Y Hà Nội và Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ cải thiện mề đay cấp và mạn tính.
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định:
– Sản phẩm có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.
– Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát.
– Theo dõi bệnh nhân sử dụng phối hợp sản phẩm cùng thuốc kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng không mong muốn.
– Hiệu quả rõ rệt sau vài tuần sử dụng.
Bệnh nổi mề đay là tình trạng rất hay tái phát ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ và sức khỏe người bệnh. Đừng quên tuân thủ phác đồ điều trị, xây dựng lối sống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm chứa cao nhàu mỗi ngày!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang – Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang với ba thành phần từ cao nhàu, cao gan và L-carnitine fumarate hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng cấp tính và mạn tính. Phụ Bì Khang tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh và từng bước cải thiện triệu chứng bên ngoài, được xem là giải pháp toàn diện cho người bị nổi mề đay, dị ứng với nhiều tác nhân khác nhau như: Thời tiết, thức ăn,...
Hướng dẫn sử dụng: Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên sử dụng Phụ Bì Khang uống 4 – 6 viên/ngày, chia 2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Dùng 1 đợt liên tục từ 2 đến 3 tháng, không ngắt quãng để có hiệu quả tốt nhất.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang
Tiếp thị bởi: Công ty CP KDDV & TM Nam Phương
Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 024. 35578387
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.