Bệnh nhi suýt chết vì bệnh có triệu chứng giống cảm cúm

Bệnh nhân được điều trị bằng kỹ thuật ECMO. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân được điều trị bằng kỹ thuật ECMO. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh nhân nhi (13 tuổi, trú tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) phải nhập viện vì viêm cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim. Điều đáng chú ý, nguyên nhân gây bệnh thường do virus gây ra, trong đó thường gặp do virus Coxsackie nhóm B. Khởi đầu bệnh nhân thường có các triệu chứng giống cảm cúm.

Gia đình cho biết bé đau ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực ngày càng tăng nên được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM). Bệnh viện Thống Nhất ghi nhận bé bị tím tái, nhịp tim rối loạn, huyết áp không đo được nên bệnh viện Thống Nhất đặt nội khí quản giúp thở, dùng thuốc cấp cứu, sốc điện nhưng tình trạng không cải thiện nên chuyển ngay đến Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ trực cấp cứu nhanh chóng giúp thở, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đồng thời kích hoạt báo động đỏ theo quy định để các bác sĩ trực khoa Tim Mạch thực hiện đặt máy tạo nhịp tim tạm thời để duy trì sự sống cho bé; cùng lúc đội ngũ trực Hồi sức tích cực - Chống độc tiến hành chuẩn bị thực hiện kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) để điều trị cho bệnh nhi.

Cùng với sử dụng ECMO, đã tiến hành hạ thân nhiệt và lọc máu liên tục để bảo vệ não và điều trị tổn thương gan thận. Sau khoảng 15 phút, bệnh nhi từ tình trạng tím tái, trụy tim mạch đã hồng hào trở lại. Dù vậy bệnh nhi vẫn có nhịp tim yếu và không đều trong suốt 1 tuần tiếp.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực chống độc tiến hành kỹ thuật ECMO cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực chống độc tiến hành kỹ thuật ECMO cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Sau gần 12 ngày điều trị với kỹ thuật ECMO và các biện pháp trợ tim, điều chỉnh rối loạn nhịp tim, tình trạng bệnh lý của bé dần dần được cải thiện.

Đến ngày 6/2, với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau, bé không cần dùng đến kỹ thuật ECMO nữa và hồi phục. Hiện tại bé tỉnh táo, hồng hào, ăn uống được và dự kiến sẽ xuất viện vào cuối tuần.

Theo bác sĩ Quang, viêm cơ tim cấp thường do virus gây ra, trong đó thường gặp do virus Coxsackie nhóm B. Các triệu chứng của viêm cơ tim cấp thường không điển hình. Khởi đầu bệnh nhân thường có các triệu chứng giống cảm cúm như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, sổ mũi hoặc có triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn.

Trong trường hợp viêm cơ tim cấp nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt, ngất, khó thở, đau ngực, tím tái, tay chân lạnh, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm cơ tim cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ bị viêm cơ tim nhẹ thường chỉ theo dõi, điều trị triệu chứng, sẽ khỏi bệnh sau 1-2 tuần. Tuy nhiên trẻ viêm cơ tim nặng sẽ được hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc trợ tim, thuốc vận mạch duy trì chức năng tim. Nếu có rối loạn nhịp thì dùng thêm thuốc chống loạn nhịp tim, đặt máy tạo nhịp điều chỉnh tần số tim.

Tỉ lệ tử vong do viêm cơ tim cấp nặng còn rất cao, khoảng 30-40%, nhất là trong trường hợp viêm cơ tim tối cấp, tỉ lệ tử vong gần 100% trước khi có kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo).

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.