Bệnh nhân tự uống 'tiểu đường hoàn', bác sĩ cũng bất lực

Hình ảnh viên thuốc "Tiểu đường hoàn" mà các bệnh nhân sử dụng. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai.
Hình ảnh viên thuốc "Tiểu đường hoàn" mà các bệnh nhân sử dụng. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai.
(PLO) - 2 trong số 3 bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc “tiểu đường hoàn” tử vong trước sự bất lực của các thầy thuốc và gia đình, vì biến chứng nặng.

Bác sĩ Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngày 27/10, Khoa tiếp nhận bệnh nhân nam 66 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 cách đây 10 năm.

Trước khi vào viện hai ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt, kèm theo mệt mỏi, ăn uống kém, sau đó nói nhảm, ý thức chậm chạp. Bệnh nhân được gia đình đưa vào Viện Tim Hà Nội cấp cứu trong tình trạng kích thích, nói nhảm, huyết áp tụt, xét nghiệm khí máu tình trạng toan chuyển hóa nặng. Viện Tim Hà Nội phải tiến hành đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục.

Chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được lọc máu liên tục, bù dịch, truyền bicarbionat, vận mạch, thở máy theo phác đồ và điều trị kháng sinh liều cao. Dù được áp dụng tất cả các biện pháp điều trị tích cực tối đa nhưng tình trạng toan máu, suy tuần hoàn, suy thận của bệnh nhân vẫn nặng lên. 10h ngày 30/10, bệnh nhân ngừng tuần hoàn, được cấp cứu ngừng tuần hoàn theo phác đồ nhưng không có mạch trở lại.

Trước đó, Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận 1 bệnh nhân 57 tuổi ở Lạng Sơn vào viện trong tình trạng tương tự. Bệnh nhân được điều trị khoảng 4-5 ngày nhưng cũng không qua khỏi.

Mới đây nhất, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nam 70 tuổi (Hà Nội) cũng có các dấu hiệu giống như 2 bệnh nhân trên. Người này có bệnh cảnh đau bụng, đau ngực, suy đa tạng, axit lactic trong máu tăng, giống như cơn nhồi máu cơ tim cấp, hôn mê và phải thở máy… Bệnh nhân đã được lọc máu khẩn cấp. May mắn là sau thời gian hồi sức, điều trị tích cực, người bệnh đã qua cơn nguy kịch và sắp được xuất viện.

Cũng theo BS Thạch, cả 3 bệnh nhân trên đều có tiền sử đái tháo đường nhiều năm nhưng không điều trị bằng thuốc tây mà tự điều trị bằng viên “tiểu đường hoàn” không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác, được bán trên mạng, “ship” đến tận nhà. Cả 3 bệnh nhân có chung chẩn đoán: Toan chuyển hóa do ngộ độc phenformin/ Đái tháo đường tuýp 2. 

TS.BS Nguyễn Quang Bảy - Phụ trách Khoa Nội tiết đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, phenformin là một hoạt chất giúp hạ đường huyết nhưng gây nhiều tác dụng phụ và những biến chứng khôn lường nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới từ năm 1978.

“Đái tháo đường là bệnh mạn tính, có thể kiểm soát và hạn chế tối thiểu các biến chứng của nó nếu bệnh nhân được tuân thủ một liệu trình điều trị, theo dõi liên tục, đúng đắn, phối hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện phù hợp theo chỉ định của bác sỹ. Nhiều người thường tự mày mò các phương pháp điều trị bằng “thuốc đông y”, hoặc kinh nghiệm dân gian dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc”, TS. Bảy cảnh báo.

Tin cùng chuyên mục

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Đọc thêm

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.