Bệnh nhân thứ hai trên thế giới được cấy ghép tim heo

(PLVN) - Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ) thông báo thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép tim heo thứ hai cho người bệnh còn sống.

Ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 20/9 bởi Trung tâm Y tế Đại học Maryland. Bệnh nhân là một cựu binh hải quân Lawrence Fawcett (58 tuổi), do bị bệnh tim giai đoạn cuối khiến ông không đủ điều kiện để ghép tim truyền thống.

"Hy vọng thực sự duy nhất còn lại của tôi là được sử dụng trái tim lợn được cấy ghép. Ít nhất bây giờ tôi có hy vọng và cơ hội", ông phát biểu trước ca phẫu thuật.

Hai ngày sau ca phẫu thuật cấy ghép tim, ông Fawcett đã có thể nói chuyện và ngồi dậy. Ông đang được theo dõi chặt chẽ để phát hiện bất kỳ dấu hiệu đào thải hoặc bất kỳ sự phát triển nào của virus liên quan đến heo.

Lawrence Faucette là một cựu binh hải quân có hai con. Ông từng là kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại Viện Y tế quốc gia trước khi nghỉ hưu gần đây. Ảnh: University of Maryland Medical Center.

Lawrence Faucette là một cựu binh hải quân có hai con. Ông từng là kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại Viện Y tế quốc gia trước khi nghỉ hưu gần đây. Ảnh: University of Maryland Medical Center.

Tim được sử dụng được lấy từ một con lợn biến đổi gene của Công ty công nghệ sinh học Revivcor. Trước khi cấy ghép các nhà khoa học đã chỉnh sửa 10 gene, trong đó có 3 gene bị "loại bỏ" hoặc bất hoạt để loại trừ yếu tố có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng trong hệ miễn dịch của con người, gây đào thải nội tạng; một gene heo bổ sung được sửa đổi để kiểm soát sự phát triển của tim heo, trong khi 6 gene người được thêm vào bộ gene của heo để tăng khả năng chấp nhận của hệ miễn dịch.

Việc cấy ghép các bộ phận từ động vật có thể đem lại hy vọng và giải pháp cho hàng trăm nghìn bệnh nhân suy tạng. Hiện nay, có hơn 100.000 bệnh nhân tại Mỹ đang nằm trong danh sách chờ được cấy ghép tạng.

Ca phẫu thuật đầu tiên cũng do Trung tâm Y tế Đại học Maryland thực hiện vào tháng 1/2022. Bệnh nhân là David Bennett (57 tuổi) qua đời hai tháng sau ca phẫu thuật.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.