Bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cao, Đà Nẵng khẩn trương giám sát, xử lý các ổ dịch

Phường An Khê (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) hưởng ứng và phát động người dân trên địa bàn ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Phường An Khê (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) hưởng ứng và phát động người dân trên địa bàn ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 7/11, UBND TP Đà Nẵng có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương xác định công tác phòng, chống dịch bệnh, trong đó có dịch sốt xuất huyết là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng vào thời tiết chuyển mùa mưa nên số người mắc sốt xuất huyết tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận, điều trị hơn 40 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca mắc đã trở nặng. Khoa này đã đưa vào sử dụng cơ sở 2 để tiếp nhận thêm số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ngày một tăng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, mỗi tuần trên địa bàn Đà Nẵng ghi nhận 320 - 340 ca mắc sốt xuất huyết. Tính đến ngày 6/11, toàn thành phố đã ghi nhận 8.051 ca mắc sốt xuất huyết (cộng dồn năm 2022), tăng 16,5 lần so với năm 2021.

Cụ thể, gần nhất (từ 31/10 đến ngày 6/11) Đà Nẵng ghi nhận thêm 458 ca mắc sốt xuất huyết, đã phát hiện có 34 ổ bệnh nhỏ. Tuy Đà Nẵng chưa có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết trong năm 2022, nhưng số ca mắc đang có xu hướng tăng nhanh, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện nhiều trường hợp biến chứng nặng, có thể dẫn đến tử vong.

Hiện, Đà Nẵng có 15 xã/phường ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết cao trong 5 tuần vừa qua gồm: Hòa Minh, Hòa Hải, Hòa Quý, Hòa Khánh Bắc, Hòa Thọ Đông, Hòa Xuân, An Khê, Hòa Khánh Nam, Hòa Tiến, Mỹ An, Hòa Khê, Khuê Mỹ, Hòa Phong, Hòa Liên, Hòa Hiệp Nam thuộc các quận huyện Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Hòa Vang (Đà Nẵng)…

Để chủ động và quyết liệt hơn trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết, ngành Y tế Đà Nẵng đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết, nhất là tại các địa phương có số ca mắc cao trên địa bàn. Đồng thời, phân công cán bộ đứng điểm để theo dõi, đánh giá tình hình và phối hợp chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại các địa phương.

Ngoài ra, hằng ngày cán bộ Y tế phối hợp với các khoa có nhận bệnh truyền nhiễm như khoa lây, khoa nhi, phòng khám… để tiến hành phân loại bệnh, lên danh sách, quản lý bệnh nhân và gửi thông tin về các địa phương có liên quan ca bệnh. Chỉ đạo các đơn vị khám chữa bệnh phân công chế độ trực chuyên môn sẵn sàng tiếp nhận điều trị, đánh giá, chuyển tuyến bệnh nhân kịp thời; cập nhật các phác đồ điều trị theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Y tế; đảm bảo thiết bị, thuốc, vật tư y tế, hóa chất đáp ứng với yêu cầu thu dung, điều trị bệnh nhân an toàn, hiệu quả.

Ngành y tế cũng đề nghị các địa phương áp dụng biện pháp hành chính đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình…có lăng quăng, bọ gậy và không phối hợp phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Qua đó, khẩn trương, tích cực, chủ động chỉ đạo và tổ chức triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Giao Sở Y tế theo dõi, giám sát chặt chẽ, đánh giá tình hình, dự báo diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư trang thiết bị, hóa chất, bố trí giường bệnh và nhân lực phù hợp để tổ chức tốt việc khám bệnh, phân độ, phân tuyến, thu dung điều trị bệnh nhân.

Các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập, các tuyến điều trị, tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn, hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân chuyển nặng, tử vong; đảm bảo đủ giường bệnh, nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch và thu dung điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...