Diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới

“Bệnh nhân số 0” Covid-19 - anh là ai?

Đến nay, vẫn chưa xác định được ai đích thực là "bệnh  nhân số 0" Covid-19.
Đến nay, vẫn chưa xác định được ai đích thực là "bệnh nhân số 0" Covid-19.
(PLVN) - Tìm ra người bệnh đầu tiên nhiễm viêm phổi cấp do virus corona chủng mới Covid-29 giúp giải đáp câu hỏi dịch bệnh đã bắt đầu thế nào và lan rộng ra sao, thế nhưng đến nay vẫn chưa biết “Bệnh nhân số 0” Covid-19 là ai.

Dù dịch Covid-19 đã lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới, làm chết hơn 2.800 người, nhưng đến giờ, các cơ quan y tế vẫn chưa thể xác định được "bệnh nhân số 0" - người đầu tiên nhiễm virus - là ai.

“Bệnh nhân số 0” vốn là thuật ngữ được dùng để chỉ người đầu tiên nhiễm bệnh, song trong dịch Covid-19 lần này đang có tới vài "bệnh nhân số 0".

"Ví dụ, chúng tôi biết ai là ‘bệnh nhân số 0’ trong cụm dịch ở Hàn Quốc, điều này hỗ trợ công tác theo dõi những người từng tiếp xúc và tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Song chưa rõ ‘bệnh nhân số 0’ trong cụm dịch ở Iran và Italy là ai", tiến sĩ Sarah Borwein - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Trung ương Hong Kong - cho biết.

Hàn Quốc hiện có hơn 1.700 trường hợp nhiễm bệnh và ít nhất 13 người tử vong. Hầu hết họ bị lây khi tham gia buổi lễ tại nhà thờ Shincheonji, thành phố Daegu, từ một người phụ nữ 61 tuổi nhiễm Covid-19, Bà này là trường hợp nhiễm bệnh thứ 31 được xác định – nên thường được truyền thông nước này tạm gọi là “bệnh nhân thứ 31”

Trong khi đó, giới chức y tế Trung Quốc vẫn tiếp tục truy tìm "bệnh nhân số 0" của nước này. Trường hợp viêm phổi cấp do corona chủng mới đầu tiên được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 31/12. Người bệnh từng đến chợ hải sản Hoa Nam tại Vũ Hán. Song trong nghiên cứu mới được công bố, một nhóm chuyên gia khẳng định virus này lại có nguồn gốc từ nơi khác.

Trong thông tin đăng trên Weibo hôm 26/2, chính quyền Vũ Hán thừa nhận ca dương tính đầu tiên vào ngày 8/12. Bệnh nhân chưa từng đến chợ hải sản Hoa Nam.

"Chúng ta vẫn chưa biết ai là ‘bệnh nhân số 0’, có lẽ người này sống tại Vũ Hán. Điều đó khiến câu hỏi ‘"ịch bệnh đã bắt đầu thế nào và lan rộng ra sao" còn bỏ ngỏ" - Tiến sĩ Borwein cho biết.

Bà cũng giải thích, tìm ra "bệnh nhân số 0" có thể giúp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trong tương lai và cung cấp thông tin cần thiết về cách khống chế sự lây lan của virus. Song càng nhiều tháng trôi qua, việc xác định ca bệnh đầu tiên sẽ càng khó khăn.

"Bệnh nhân số 0 không phải lời giải đáp cho tất cả các câu hỏi, nhưng sẽ giúp vạch ra con đường lan truyền của virus. Thật khó để vẽ bản đồ mà không biết điểm bắt đầu", bà nói.

Xếp hàng mua khẩu trang bên ngoài một cửa hàng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh Reuters,chụp ngày 27/2/2020.
 Xếp hàng mua khẩu trang bên ngoài một cửa hàng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh Reuters,chụp ngày 27/2/2020.

Dưới góc độ dịch tễ học, Giáo sư John Nicholls thuộc Đại học Hong Kong giải thích, trong dịch SARS, xác định người đầu tiên nhiễm bệnh là rất quan trọng bởi nó làm rõ phương thức truyền bệnh. Đại dịch năm 2003 đã ảnh hưởng đến hơn 8.000 người và gây ra 813 ca tử vong. "Bệnh nhân số 0" khi đó là một giáo sư y khoa 64 tuổi ở Quảng Châu. Ông này đã lây nhiễm cho ít nhất 13 người tại khách sạn Metropole Hong Kong.

Song giáo sư Nicholls nhận định vì số lượng bệnh nhân Covid-19 hiện tại đã quá lớn, việc tìm ra người đầu tiên là một thử thách vô cùng khó khăn.

"Có rất nhiều ổ dịch và điểm nóng trên toàn thế giới. Virus này dường như lây lan nhanh hơn SARS. Vì vậy xác định “bệnh nhân số 0” là thách thức lớn. Các nguồn tư liệu dịch tễ học sẽ hiệu quả trong việc giảm thiệu sự lây lan hơn là chỉ để nhìn lại" - ông nói.

Giáo sư Nicholls cũng cảnh báo, phải hiểu rằng “bệnh nhân số 0” là đầu mối để xác định cơ chế nhiễm bệnh và lây bệnh, chứ không phải là người gây nên dịch bệnh, và không được phân biệt đối xử với họ vì họ không phải là “tội đồ”.

Đến nay, hầu hết "bệnh nhân số 0" Covid-19 đều đến từ thành phố Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc. Họ mang mầm bệnh tới Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Macau, Singapore và Philippines. Ca dương tính đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục được ghi nhận ở Thái Lan vào ngày 13/1.

Bệnh nhân là một phụ nữ Trung Quốc 61 tuổi đến từ Vũ Hán, nhập cảnh tại sân bay Suvarnabhumi, Bangkok cùng các thành viên trong gia đình. Hai ngày sau đó, Nhật Bản xác nhận "bệnh nhân số 0" của nước này. Một người đàn ông hơn 30 tuổi, sống ở quận Kanagawa, Tokyo. Người này đã tới Vũ Hán không lâu trước đó.

Ở Việt Nam, "bệnh nhân số 0" cũng là hai cha con khách du lịch đến từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.