Bệnh nhân nữ bị hóc miếng thịt bò 3 ngày trong thực quản

Bác sỹ Hưng khám cho bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bác sỹ Hưng khám cho bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Miếng thịt bò kích thước 2x3cm kẹt ở đoạn 1/3 trên thực quản của bệnh nhân, đã hoại tử một phần, gây biến chứng áp xe cạnh miệng thực quản.

Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày 26/7 cho hay, ngày 25/7, đơn vị này tiếp nhận bệnh nhân nữ Đ.T.N (24 tuổi, Hải Phòng) bị hóc thịt bò trong quá trình ăn uống gây khó nuốt, toàn thân có biểu hiện nhiễm khuẩn, suy kiệt dần.

Theo lời kể của gia đình, bệnh nhân sau khi ăn thịt bò có biểu hiện hóc vào tối 22/7.

Sau khi được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân đã được bác sỹ Khoa Tai-mũi-họng đã tiến hành gây mê soi thực quản bằng ống cứng, lấy dị vật là mẩu thịt bò kích thước 2x3cm, một gân bò dài khoảng 5cm.

Miếng thịt bò kẹt ở đoạn 1/3 trên thực quản, đã hoại tử một phần, gây biến chứng áp xe cạnh miệng thực quản.

Sau khi gắp miếng thịt bò và gân ra ngoài, bệnh nhân được đặt ống thông vào dạ dày để cung cấp thức ăn, theo dõi và hút dịch. Phương pháp này được sử dụng khi người bệnh không có khả năng ăn uống bằng miệng.

Sau hồi tỉnh, bệnh nhân được chuyển về khoa trong tình trạng không sốt, hết tức ngực, hết nuốt vướng, diễn biến ổn định. Hiện tại bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, cầm máu, nâng đỡ cơ thể.

Bác sỹ Nguyễn Việt Hưng, khoa Tai-Mũi-Họng cho biết, tuy không gây chảy máu, hay gây thủng như các dị vật bén nhọn, nhưng miếng thịt vướng ở thực quản gây tình trạng nhiễm khuẩn nhanh hơn so với xương, có nguy cơ cao gây viêm tấy cạnh thực quản cổ.

Nếu để lâu, dị vật trên sẽ gây chèn ép nhiều các cơ quan quan trọng nằm cạnh như khí-phế quản, các mạch máu lớn, gây khó thở, rối loạn thân nhiệt, rối loạn nhịp tim, huyết áp. Nguy hiểm nhất là khi hình thành ổ áp xe quá lớn sẽ gây vỡ, nứt thực quản, gây viêm nhiễm lan toả toàn bộ trung thất và có thể gây tử vong do sốc nhiễm khuẩn với tỷ lệ khá cao nếu phát hiện trễ.

Bác sỹ Hưng khuyến cáo, khi ăn uống người dân cần thận trọng nhai kỹ, nuốt chậm. Khi lỡ nuốt sặc hay hít sặc, nên nhanh chóng đến bệnh viện và không nên chữa mẹo./.

Đọc thêm

TP HCM ghi nhận thêm hơn 100 ca mắc sởi

Ảnh minh họa: Báo Sức khỏe và đời sống
(PLVN) - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, trong tuần qua, số ca sốt phát ban nghi sởi tại địa phương tăng gần 54% so với bình quân 4 tuần trước đó.

Bộ Y tế đề xuất loạt chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Y tế đang xây dựng đề xuất tăng tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, tăng tiền trực, tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay. Đồng thời đề xuất hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn bản theo hệ số mức lương tối thiểu vùng.

Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu: Xây dựng thành công 'ngân hàng máu sống'

Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu: Xây dựng thành công 'ngân hàng máu sống'
(PLVN) - Bệnh viện thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, sự hướng dẫn tận tình, phục vụ ân cần chu đáo từng bước tạo nên “thương hiệu riêng” cho Bệnh viện. Từ đó, được lòng tin, tín nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân”, Thượng tá, Bác sĩ Mã Hồng Anh - Giám đốc Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu chia sẻ.

Giải độc chì bằng thực phẩm hằng ngày

Giải độc chì bằng thực phẩm hằng ngày
(PLVN) - Có thể không ít người sẽ bất ngờ khi những thực phẩm chúng ta có thể ăn, uống hằng ngày, theo gợi ý sau đây của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), lại là "khắc tinh" của chì, thủy ngân.

Ngư dân 70 tuổi thoát 'cửa tử' nhờ chiến sỹ Trường Sa

Ngư dân 70 tuổi thoát 'cửa tử' nhờ chiến sỹ Trường Sa
(PLVN) - Quá trình khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa, ông Trần Đi (70 tuổi, ngư dân tỉnh Bình Định) bị dây lưới quấn vào chân, gây đứt gần lìa cổ chân phải. Ông may mắn được các cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) ứng cứu kịp thời...

Bộ Y tế ra chỉ đạo mới về bệnh sởi

Bộ Y tế ra chỉ đạo mới về bệnh sởi
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa ký công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.

Các cách hữu hiệu để tránh say tàu xe?

Các cách hữu hiệu để tránh say tàu xe?
(PLVN) - Say tàu xe là nỗi ám ảnh với rất nhiều người trong mỗi chuyến đi, điều này không chỉ tác động đến thể chất mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của người không may vướng phải tình trạng này. Vậy cách nào để đối phó với nó?