Bệnh nhân mắc COVID-19 có nên sử dụng tinh dầu?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Vietnamnet)
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Vietnamnet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù chưa có bằng chứng nào thể hiện việc sử dụng hỗn hợp gừng, chanh, sả giúp ngăn ngừa COVID-19 nhưng theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sử dụng các loại tinh dầu tốt cho bệnh nhân mắc dịch bệnh này.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định thông tin về việc uống nước gừng, chanh, sả có thể ngăn ngừa COVID-19 như một số trang mạng đưa tin là hoàn toàn không chính xác, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh được việc này. Tuy nhiên, ông Cấp cũng cho biết, những người dương tính với SARS-CoV-2 có thể sử dụng các loại tinh dầu để làm giảm bớt triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng nên bổ sung nước cam sau khi tiêm phòng COVID-19. Theo bác sĩ Cấp, nước cam là một loại nước trái cây có lượng vitamin C cao. Sau khi tiêm vaccine COVID-19, cơ thể có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như lên cơn sốt dẫn đến mất nước, cần uống nước liên tục để bù lượng nước bị mất. Bên cạnh nước lọc thì việc uống nước trái cây tươi bổ sung như nước cam cũng rất tốt để tăng cường miễn dịch, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Bác sĩ Cấp thông tin, vai trò lớn nhất mà cả thế giới đều công nhận chính là vaccine làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Đối với những người tiêm vaccine, nguy cơ bị mắc bệnh giảm thấp hơn rất nhiều so với người không tiêm vaccine. Khả năng bảo vệ cũng tùy từng loại vaccine, sẽ từ 60 đến 90%, những loại vaccine được Việt Nam cấp phép hầu như tỉ lệ bảo vệ đều trên 90%. Tuy nhiên vẫn còn 10% còn lại có khả năng lây nhiễm, do vậy những người được tiêm vaccine vẫn phải thực hiện theo thông điệp 5K và giãn cách cộng đồng.

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh, các loại vaccine được Bộ Y tế cấp phép đều có khả năng làm giảm diễn biến nặng và tử vong cho người nhiễm bệnh. So với những người được tiêm vaccine và không may bị mắc bệnh, bệnh nhân sẽ diễn biến bệnh một cách nhẹ nhàng hơn người không tiêm vaccine đồng thời tỉ lệ tử vong cũng giảm.

Liên quan đến các bệnh nhân F0 có lượng virus thấp được Bộ Y tế cho phép cách ly tại nhà. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết những bệnh nhân được điều trị sau ngày thứ 7, muộn hơn là sau ngày thứ 10 thường sẽ có lượng virus là rất thấp hoăc cực kỳ thấp, hầu như không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Bệnh nhân âm tính sau tái dương tính thì cũng vậy. Hai nhóm đối tượng này được yêu cầu cách ly tại nhà để bệnh viện và các y bác sĩ không bị quá tải bệnh nhân. Tuy nhiên khi cách ly tại nhà, người bệnh vẫn phải thực hiện đúng theo thông điệp 5k và đảm bảo giãn cách.

“Chúng tôi nhận thấy trong các trường hợp được điều trị, nhiều bệnh nhân ăn kém, uống kém, không giữ được tinh thần lạc quan dẫn đến việc bệnh tiến triển xấu. Tôi mong mọi người tin tưởng vào nhân viên y tế, tuân thủ tốt hướng dẫn để đảm bảo tốt sức khỏe của mình”, bác sĩ Cấp nói.

Đọc thêm

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh: Tiên phong chuyển đổi số, hướng tới 'bệnh viện thông minh'

PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm cao của Bệnh viện ĐKTP Vinh trong ứng dụng, phát huy hiệu quả CNTT trong các hoạt động.
(PLVN) - Với mục tiêu không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, thời gian qua, Bệnh viện ĐKTP Vinh đã thực hiện các giải pháp hiệu quả đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số các hoạt động quản trị bệnh viện và quản lý khám chữa bệnh, góp phần đổi thay toàn diện; mô hình bệnh viện “thông minh, hiện đại, chuyên nghiệp” ngày càng hoàn thiện.

Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế vùng khó khăn

Bác sĩ trẻ về công tác tại một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Ảnh TH Thanh Hóa
(PLVN) -Những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt về chất lượng dịch vụ y tế, ngành Y tế đã triển khai nhiều đề án, chương trình góp phần bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bệnh viện tại các huyện vùng khó khăn.

Hà Nội có 3 người tử vong do uốn ván

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trên địa bàn TP Hà Nội mới ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc uốn ván, nâng số mắc từ đầu năm 2023 đến nay là 25 trường hợp (tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó 3 trường hợp đã tử vong.