“Bệnh người lớn” tấn công trẻ em

Ghi nhận nhiều trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1. (Ảnh minh họa - Nguồn: BVCC)
Ghi nhận nhiều trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1. (Ảnh minh họa - Nguồn: BVCC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, đái tháo đường trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Tại Việt Nam, đái tháo đường tuýp 1 đang có xu hướng gia tăng ở trẻ em.

Hàng ngàn trẻ mắc đái tháo đường

Cụ thể, theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó phần lớn là đái tháo đường tuýp 2, còn lại là đái tháo đường tuýp 1. Khác với đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở người trưởng thành, đái tháo đường tuýp 1 đang có xu hướng gia tăng ở trẻ em, chiếm 90% bệnh đái tháo đường ở đối tượng này.

Theo TS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Phụ trách, quản lý và điều hành Cục Quản lý khám, chữa bệnh, thông tin từ các bệnh viện tuyến cuối về trẻ em cho thấy có khoảng 2.000 trẻ được chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 1. Điển hình tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trước đây mỗi năm bệnh viện chỉ thăm khám, theo dõi và điều trị khoảng 10 - 15 trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng trẻ được chẩn đoán và phát hiện mắc bệnh này đã tăng lên đáng kể, dao động từ 65 đến 95 trẻ mỗi năm. Hiện, có khoảng 200 - 300 trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 thường xuyên đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Việt Nam chưa có dữ liệu đầy đủ về dịch tễ đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em, nhưng thông tin từ các bệnh viện tuyến cuối cho thấy bệnh này đang gia tăng trong cả nước trong suốt 7 năm qua. Việc chẩn đoán và điều trị hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, một phần do chỉ có một vài bệnh viện lớn có bác sĩ nhi khoa am hiểu về bệnh có thể quản lý nhóm trẻ này. Một phần vì nhiều gia đình chưa hiểu hết những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, không tuân thủ điều trị khiến việc chữa bệnh đái tháo đường cho trẻ dễ thất bại.

Cần nhiều giải pháp để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường ở trẻ

Đối mặt với thực trạng khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 cho trẻ, các chuyên gia đề xuất mở rộng hệ thống quản lý nhóm bệnh này ở các cơ sở y tế, chỉ cần đơn vị nhỏ quản lý 15 - 20 bệnh nhân cũng giúp giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Để làm điều này, trước mắt cần đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ bác sĩ nhi khoa về bệnh đái tháo đường tuýp 1.

TS Nguyễn Trọng Khoa cho biết, nhằm chuẩn hóa công tác chuyên môn thăm khám, theo dõi, điều trị đái tháo đường tuýp 1 cho trẻ, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn riêng về bệnh này. Hướng dẫn được xây dựng công phu, cập nhật, dựa trên các tài liệu trong nước và quốc tế, tập trung vào thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1, rất hữu ích cho các thầy thuốc đa khoa, chuyên khoa trong hành nghề khám, chữa bệnh hằng ngày.

“Thông qua tập huấn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sẽ được triển khai tới các tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến để giúp ích cho công tác hành nghề của các thầy thuốc đa khoa, chuyên khoa. Mục tiêu cuối cùng là phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị kịp thời, kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường tuýp 1, giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em và gia đình đang sống cùng bệnh đái tháo đường tuýp 1, giúp bệnh nhân có một cuộc sống mạnh khỏe lâu dài”, TS Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.

Về phía các gia đình có con mắc đái tháo đường tuýp 1 đang điều trị, cần nỗ lực kiểm soát tình trạng bệnh của con bằng cách hợp tác chặt chẽ với nhân viên y tế để đưa ra liệu trình điều trị tối ưu. Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 vẫn có thể phát triển bình thường nếu được tiêm đủ insulin và chế độ ăn uống thích hợp. Ngoài việc tuân thủ điều trị, phụ huynh chú ý kiêng cho con dùng những món ngọt trẻ em thường rất thích như bánh kẹo, đặc biệt là đồ uống có đường - một trong những sản phẩm làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

Việt Nam cần áp dụng các chính sách nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Theo các chuyên gia y tế, Việt Nam cần áp dụng các chính sách nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Bao gồm việc kiểm soát quảng cáo các sản phẩm này, đặc biệt là đối với trẻ em. Cùng với đánh thuế đồ uống có đường, biện pháp được cho là hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí, bởi có thể giảm tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh.

Liên quan tới giải pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường, hiện nay Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo đó, dự thảo bổ sung nước giải khát theo tiêu chuẩn quốc gia có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF và Bộ Y tế về thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam. Qua đó nâng cao nhận thức và hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với giới trẻ, thế hệ tương lai của quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.