Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh mạch vành còn được gọi là thiếu máu cơ tim, suy vành, thiểu năng vành, chỉ tình trạng các động nuôi tim bị tắc nghẽn do sự xuất hiện của mảng xơ vữa bám bên trong thành động mạch, làm cản trở dòng máu đến nuôi tim.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành |
Triệu chứng của bệnh mạch vành
Trong giai đoạn đầu khi mạch vành chỉ tắc hẹp nhẹ thì người bệnh hầu như không cảm nhận thấy dấu hiệu gì bất thường. Theo thời gian, khi mảng xơ vữa gây tắc hẹp từ 50% trở lên, lượng máu đến nuôi tim đã giảm đi đáng kể, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Đau thắt ngực: là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành. Người bệnh sẽ có cảm giác căng tức, nặng ngực hoặc đau nhói, bỏng rát vùng ngực bên trái; thường xuất hiện khi vận động mạnh hoặc căng thẳng tâm lý. Cơn đau có thể lan ra cổ, vai, hàm, cánh tay trái.
- Khó thở
- Tim đập nhanh, đập không đều, bỏ nhịp
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Đổ mồ hôi lạnh
Ai là người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh mạch vành?
Nếu bạn có càng nhiều các yếu tố dưới đây thì hãy thận trọng vì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành:
- Tuổi cao (Trên 65 tuổi)
- Hút thuốc lá
- Béo phì, thừa cân
- Tiểu đường
- Cao huyết áp
- Mỡ máu cao
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim.
- Thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài.
- Ít vận động.
- Ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều chất béo, đường, muối, tinh bột…
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn nữ giới.
Bệnh mạch vành nguy hiểm như thế nào?
Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước phát triển. Nguyên nhân tử vong thường liên quan đến một số biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành như nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim… Do đó, việc phòng ngừa biến chứng là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng để giảm thiểu tỷ lệ tử vong cho người bệnh mạch vành.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành |
Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành
Kiểm soát yếu tố nguy cơ bằng cách điều chỉnh lối sống
Những thói quen sống hằng ngày của bạn có thể tác động không nhỏ đến hiệu quả điều trị bệnh mạch vành. Do đó ngay từ bây giờ bạn cần tích cực điều chỉnh lối sống như sau:
- Bỏ thuốc lá nếu đang hút thuốc, chú ý tránh xa môi trường phải hít khói thuốc thụ động.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Cắt giảm lượng muối, đường, chất béo có hại cho tim mạch. Thay vào đó nên bổ sung nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh từ rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, cá béo, dầu thực vật…
- Tăng cường vận động: Tập thể dục thường xuyên giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng và giảm các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch như huyết áp cao, mỡ máu…
- Thăm khám sức khỏe tim mạch định kì mỗi năm 1 – 2 lần.
Điều trị bệnh mạch vành bằng thuốc
Hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể trị dứt điểm bệnh mạch vành, nhưng dùng thuốc có thể giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát một số yếu tố nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, phòng ngừa biến chứng. Các nhóm thuốc được dùng phổ biến là thuốc giãn mạch, hạ áp, hạ mỡ máu, ổn định nhịp tim, chống đông máu… Để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng lâu dài, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật
Hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến hiện nay là nong mạch/đặt stent, bắc cầu động mạch vành… Do còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phẫu thuật chỉ được cân nhắc tiến hành cho người bị tắc hẹp mạch vành nặng từ 70% trở lên và sử dụng thuốc không còn hiệu quả.
Liệu pháp Đông y trong điều trị bệnh mạch vành
Để trợ lực cùng thuốc tây trong việc kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn xơ vữa động mạch tiến triển, GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam cho biết, ngoài thuốc điều trị thì người bệnh cần sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược hỗ trợ thêm cho bệnh lý này, đặc biệt là khi chứa thành phần có tác dụng giãn mạch, chống đông máu và chống các gốc tự do như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Mạch môn…
Theo một nghiên cứu khảo sát được công bố năm 2020 của Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường cũng cho thấy, hơn 97% người mạch vành đánh giá hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng sản phẩm thảo dược chứa các thành phần Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Mạch môn… kết hợp cùng thuốc theo đơn khi tình trạng đau ngực, khó thở, hồi hộp được thuyên giảm hẳn; các chỉ số nhịp tim, huyết áp, mỡ máu trở về mức bình thường. Thông tin chi tiết về kết quả khảo sát, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY.
Kết hợp sử dụng thuốc cùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ phù hợp hứa hẹn sẽ trở thành giải pháp điều trị bệnh mạch vành tối ưu và là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho người mạch vành ở mọi giai đoạn.
Thông tin tham khảo: Sản phẩm thảo dược chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm... giúp làm giảm đau ngực do bệnh mạch vành, hẹp hở van tim.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống
Thành phần:Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, Sơn tra, Mạch môn, Cao Natto, L–carnitine fumarate, Alpha lipoic acid.
Công dụng:
– Hỗ trợ hạ lipid máu, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau thắt ngực.
– Hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch.
– Hỗ trợ giảm nguy cơ khó thở, loạn nhịp, tai biến mạch máu, suy tim ở người hẹp, hở van tim có nguyên nhân từ lipid máu tăng cao.
Đối tượng sử dụng:
– Người bị nghẽn mạch vành do huyết khối hoặc xơ vữa động mạch gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.
– Người bị hẹp/hở van tim có triệu chứng khó thở, loạn nhịp, đau thắt ngực.
– Người bị mỡ máu cao.
Cách dùng:
– Ngày dùng 4 viên, chia 2 lần trước bữa ăn 30phút hoặc sau ăn 1giờ.
– Nên dùng 1 đợt liên tục từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất.
Để tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, nhãn hàng Vương Tâm Thống đang có chương trình đặc biệt:
- Mua 6 tặng 1: Khi mua 6 hộp Vương Tâm Thống 30 viên, khách hàng sẽ được tặng 1 hộp Vương Tâm Thống 30 viên.
- Mua 1 tặng 1: Khi mua 1 hộp Vương Tâm Thống 180 viên, quý khách sẽ nhận được 1 hộp Vương Tâm Thống 30 viên.
Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty Cổ phần Trung Mỹ
ĐC: Tòa C2, D'capitale. Số 119, Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 024.3775.9051- 0972.032.029
* Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.