Bệnh liên cầu lợn - vì sao 'đến hẹn lại lên'?

Bệnh liên cầu lợn - vì sao 'đến hẹn lại lên'?
(PLO) - Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương liên tục tiếp nhận những trường hợp cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Điều đáng nói là năm nào cũng có những cảnh báo về nguy cơ này, nhưng vẫn có nhiều người đánh đổi sức khỏe của mình khi ăn tiết canh, thịt lợn chưa nấu chín.

Nhập viện vì nhiễm liên cầu lợn

Từ gần Tết Nguyên đán đến nay, số ca mắc bệnh liên cầu lợn có xu hướng gia tăng. Bởi trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để đón Tết, lễ hội và nhiều nơi vẫn có tập tục ăn tiết canh cho may mắn hoặc coi đó là món ăn bổ dưỡng. Dù biết rõ những tác hại của việc ăn tiết canh nhưng không ít người vẫn “nhắm mắt cho qua” để rồi có những trường hợp đã phải đánh đổi cả mạng sống của mình.

Anh Nguyễn Văn Mỹ (Chương Mỹ - Hà Nội) chia sẻ: “Tiết canh là món tôi rất yêu thích. Mặc dù biết ăn tiết canh dễ mắc liên cầu khuẩn lợn, nhưng nhiều khi thèm nên vẫn ăn. Tôi chỉ ăn tiết canh do lợn nhà tự nuôi, khi đó đảm bảo lợn sạch, tiết canh sạch nên nghĩ sẽ đảm bảo, đỡ lo bệnh hơn mua ngoài chợ”. 

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, người dân thường có quan điểm cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn thả rông là lợn sạch, có thể yên tâm ăn tiết canh. Song thực tế, giống lợn nào cũng có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Tỉ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60% - 100%, bằng mắt thường không thể phát hiện.

Thông thường, vi khuẩn liên cầu cư trú ở vùng họng của lợn, tuy nhiên bệnh chỉ phát tác trên những con lợn có miễn dịch yếu. Số còn lại trở thành lợn lành mang mầm bệnh, trong máu và thịt vẫn chứa vi khuẩn. Do đó, người dân khi ăn thịt, tiết canh chưa chín vẫn nhiễm bệnh như thường.

Lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm trực tiếp sang người khi ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da, đặc biệt những người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm…

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, chỉ trong hơn 8 tuần đầu năm, bệnh viện này đã tiếp nhận 9 trường hợp mắc bệnh liên cầu lợn. Rất may không có trường hợp nào tử vong, nhưng thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị mỗi ca bệnh rất tốn kém. Với bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn gây viêm màng não mủ, có thể phải nằm viện ít nhất một tháng và khi bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn thì phải điều trị đến 2 tháng, chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng.

Qua khai thác tiền sử, chủ yếu bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn có liên quan đến ăn tiết canh. Tuy nhiên, có trường hợp nhiễm vi khuẩn liên cầu trong quá trình giết mổ lợn, như trường hợp của ông Vũ Đức B. ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, đang điều trị tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Theo người nhà cho biết, ông B không ăn tiết canh, chỉ giúp mổ lợn cho nhà hàng xóm có đám cưới. Nhưng tay của ông trước đó có nhiều vết xước do ông làm xây dựng bị dị ứng xi măng, ngứa, gãi, chắc đấy là lý do ông bị nhiễm vi khuẩn. Sau 6 ngày giết mổ lợn, ông B xuất hiện tình trạng sốt, được điều trị ở tuyến dưới và sau đó được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng có ban hoại tử trên da, suy thận nặng. 

Đồng thời, theo các bác sĩ cho biết, cùng một gia đình, cùng ăn một mâm cơm cùng nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn nhưng không phải ai cũng bị bệnh. Lý giải điều này, bác sĩ cho biết trước hết là do bản thân con vi khuẩn, độc lực của nó có mạnh hay không. Tiếp đến là sức đề kháng của mỗi người có sự khác nhau. Người nào có sức đề kháng tốt thì cùng nhiễm một lượng vi khuẩn nhưng có thể không bị bệnh. Ngoài ra, số lượng vi khuẩn ăn vào cơ thể mỗi người khác nhau cũng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau. 

Mắc rồi vẫn có thể mắc lại

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh.

Khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. Người nhiễm bệnh liên cầu lợn bao gồm 3 thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ ban đầu nhiễm khuẩn đã nặng.

Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn trên người có thể vài tiếng đến 4 - 5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn và đi ngoài (nhưng không đi nhiều lần) khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.

Người bệnh cũng có biểu hiện đau đầu, ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vì liên cầu lợn. Trường hợp nặng, người bệnh có các biểu hiện: sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong.

Tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu lợn là khoảng 7%, nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40% (thường là điếc không hồi phục). Trong năm 2017, cả nước ghi nhận 171 ca mắc liên cầu lợn, trong đó có 14 ca tử vong. Đặc biệt, sau khi nhiễm liên cầu lợn người bệnh vẫn hoàn toàn có thể mắc lại lần sau do bệnh không để lại miễn dịch lâu dài trong cơ thể người. 

Do đó, để phòng ngừa bệnh liên cầu lợn, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, người dân cần nâng cao ý thức tự giác phòng bằng cách không được giết mổ lợn ốm, chết; không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh; thực hiện ăn chín uống sôi. Khi người thân có biểu hiện sốt cao, xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa khám, điều trị kịp thời, tránh nguy cơ tử vong do liên cầu lợn. 

Đọc thêm

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.