Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Đó là thông tin được cung cấp tại Tọa đàm "Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa" diễn ra ngày 26/3 tại Bến Tre. Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre đã tổ chức. Đồng thời tọa đàm cũng công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường.

Tham dự Tọa đàm có sự góp mặt của ông Nguyễn Đăng Sinh - Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), ông Đỗ Hồng Trung - Phó Chánh Văn phòng đại diện Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, ông Hồ Thanh Long - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre, ông Huỳnh Cao Thọ - Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre,… cùng lực lượng Quản lý thị trường, Công an, đơn vị doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí.

Ông Đỗ Hồng Trung - Phó chánh Văn phòng đại diện Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 nói về vấn nạn lưu hành hàng giả, hàng nhái.

Ông Đỗ Hồng Trung - Phó chánh Văn phòng đại diện Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 nói về vấn nạn lưu hành hàng giả, hàng nhái.

Tọa đàm “Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa” nhằm thông tin, tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm nhãn hiệu đến với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là với ngành nhựa. Đồng thời, Tọa đàm cũng đúc kết ra những kinh nghiệm, giải pháp từ hoạt động thực tế để hỗ trợ, khích lệ các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành nhựa nói riêng tích cực, chủ động hơn nữa trong vấn đề chống hàng giả, xây dựng được thương hiệu uy tín, chất lượng.

Trong khuôn khổ buổi Tọa đàm, Cục QLTT tỉnh Bến Tre đã Công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái Thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường. Theo đó, thực hiện Công văn của Cục QLTT tỉnh Bến Tre về việc kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh ống nhựa giả mạo nhãn hiệu Hoa Sen, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Bến Tre đã tăng cường công tác quản lý, giám sát địa bàn. Ngày 15/12/2023, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Bến Tre.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng tỉnh Bến Tre phát hiện 4 cơ sở vi phạm gồm Công ty TNHH MTV nhựa H.O, Hộ kinh doanh H.O, Hộ kinh doanh Đ.T.L, Hộ kinh doanh H.N và tạm giữ hơn 3.300 sản phẩm ống nhựa cứng các loại có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ của Tập đoàn Hoa Sen với tổng trị giá hàng hóa trên 188 triệu đồng.

Cụ thể, các sản phẩm vi phạm này in dòng in “hình hoa sen 8 cánh và dòng chữ Ống nhựa Bông Sen MeKong” gắn trên sản phẩm ống nhựa cứng đã xâm phạm quyền (quy định tại Điều 11 Nghị định 105/2006 sửa đổi) đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 209389 của Tập đoàn Hoa Sen.

Mẫu ống nhựa xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen tại cơ sở H.O.

Mẫu ống nhựa xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen tại cơ sở H.O.

Qua thẩm tra, xác minh và căn cứ vào kết luận giám định của cơ quan chuyên môn, Đội QLTT Số 1 đã trình Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bến Tre ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV nhựa H.O, Hộ kinh doanh Đ.T.L, Hộ kinh doanh H.N; chuyển hồ sơ, trình UBND tỉnh Bến Tre ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh H.O như nêu trên.

Xử phạt hơn 153 triệu đồng 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen.

Xử phạt hơn 153 triệu đồng 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen.

Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nói riêng, ngày 12/01/2024, Cục QLTT tỉnh Bến Tre ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV nhựa H.O với số tiền 48.500.000 đồng, xử phạt Hộ kinh doanh Đ.T.L 3.375.000 đồng, xử phạt Hộ kinh doanh H.N 1.625.000 đồng về hành vi bán hàng hóa là ống nhựa cứng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen được bảo hộ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.

Tiếp sau đó, ngày 17/01/2024, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh H.O với số tiền xử phạt trên 99.519.650 đồng với cùng hành vi vi phạm trên.

Ông Nguyễn Hoàng Thuận - Phó Tổng Thư ký Hiệp Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) cho biết: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, do vậy việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản này bằng biện pháp hành chính có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ trật tự xã hội, trật tự kinh doanh, xử lý người vi phạm và bảo vệ chủ văn bằng, bảo vệ người tiêu dùng...".

Cũng theo ông Thuận, thời gian qua, tình trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu vẫn còn tiềm ẩn phức tạp, làm ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và các doanh nghiệp bị xâm phạm. "Do vậy, đứng ở vai trò của VATAP chúng tôi rất quyết liệt trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, chủ động ngăn chặn các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, góp phần xây dựng và bảo vệ các thương hiệu chân chính của Việt Nam”, ông Thuận nói.

Ngoài những nội dung về hàng giả, hàng nhái, Tọa đàm còn đúc kết ra những kinh nghiệm, giải pháp để các doanh nghiệp phòng chống hàng giả, xây dựng được uy tín thương hiệu.

Ngoài những nội dung về hàng giả, hàng nhái, Tọa đàm còn đúc kết ra những kinh nghiệm, giải pháp để các doanh nghiệp phòng chống hàng giả, xây dựng được uy tín thương hiệu.

Thực hiện chương trình công tác năm 2024 và kế hoạch đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 của Tổng cục QLTT và Cục QLTT tại các địa phương, các Đội QLTT tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ, giả mạo nhãn hiệu hàng hoá nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cuộc đấu tranh đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là công việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà là công việc của toàn xã hội. Trách nhiệm của người tiêu dùng nên mua hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, để có thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình. Đối với doanh nghiệp, phải mạnh dạn tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng để tận dụng các biện pháp chế tài theo quy định pháp luật một cách kịp thời để từng bước đẩy lùi được vấn nạn hàng giả và gian lận thương mại; tiến tới đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan hiện nay.

Công ty Cổ phần Nhựa Hoa Sen tiền thân là Công ty TNHH MTV VLXD Hoa Sen - đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Hoa Sen. Sau gần 17 năm phát triển, Nhựa Hoa Sen đã trở thành Top 3 nhà sản xuất và kinh doanh ống nhựa hàng đầu Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh các dòng sản phẩm: Ống nhựa PVC - U, ống nhựa HDPE, ống nhựa LDPE, ống nhựa PP-R, ống nhựa PP-R chống tia UV, ống nhựa PVC - U luồn dây điện tròn và ống nhựa PVC - U luồn dây điện đàn hồi (ống ruột gà) và các phụ kiện đi kèm; với mẫu mã đa dạng, nhiều quy cách, thuận tiện trong quá trình thi công và lắp đặt. Sản lượng Ống nhựa Hoa Sen tăng trưởng đáng kể, chất lượng sản phẩm vượt trội đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng trong nước và quốc tế.

Trước tình trạng làm giả, làm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng và tác động xấu đến nền kinh tế đất nước. Tập đoàn Hoa Sen khuyến khích khách hàng nên đến trực tiếp các chi nhánh, cửa hàng, đại lý phân phối chính thức để mua được sản phẩm Ống nhựa Hoa Sen chính hãng. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ hàng giả/hàng nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay hotline 0254 3923 888 để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về hàng giả và gian lận thương mại, góp phần bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp, cũng như chung tay đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên thị trường.

Đọc thêm

Thu giữ 600 bao đường các loại không rõ chất lượng tại Bình Định

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định đang kiểm tra hàng hóa thực phẩm là đường kính các loại có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Phòng PC03 - Công an tỉnh Bình Định và Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Ma túy - Công an huyện Phù Cát phát hiện , thu giữ 600 bao đường do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ liên quan.

Thu giữ 1.550 cái túi xách “made in China”, không có hóa đơn

Đội QLTT số 2 kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng phát hiện , thu giữ 1.550 cái túi xách do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Siêu thị Trung Vân, Nghệ An bán hàng giả mạo nhãn hiệu Gillete

Các sản phẩm dao cạo râu có dấu hiệu vi phạm bị lực lượng chức năng tiến hành tạm giữ tại Siêu thị Trung Vân.
(PLVN) -  Tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Hưng Yên: Tịch thu 3 tấn thép không gỉ dạng tấm không rõ nguồn gốc

Kho hàng hóa của Công ty TNHH Thép không gỉ B.N.
(PLVN) - Ngày 28/3, Lãnh đạo Cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên cho biết, đơn vị vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phạt số tiền 50 triệu đồng và tịch thu tang vật vi phạm hành chính là 3 tấn thép không gỉ dạng tấm.

Kon Tum: Tiêu hủy hàng hóa, mỹ phẩm vi phạm hành chính bị tịch thu

Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức tiêu hủy quần áo rằn ri tại Xí nghiệp May Kon Tum.
(PLVN) - Sáng 15/3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa tiến hành tổ chức tiêu huỷ hàng chục sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn xuất xứ, không đảm bảo điều kiện lưu thông thị trường gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng với tổng giá trị hơn 72 triệu đồng.