Bến Tre hướng đến giải pháp chống hạn mặn bền vững

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre và Bewaco khảo sát vị trí đắp đập tạm Bến Rớ tạo túi nước ngọt cho trạm bơm Cái Cỏ. Ảnh: baodongkhoi.vn
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre và Bewaco khảo sát vị trí đắp đập tạm Bến Rớ tạo túi nước ngọt cho trạm bơm Cái Cỏ. Ảnh: baodongkhoi.vn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Doanh thu của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre (Bewaco) giai đoạn 2020 – 2023 tăng trưởng từ 197 tỷ lên đến 227 tỷ nhưng lợi nhuận lại giảm. Dù hạn mặn tiếp diễn nhiều năm liên tục, khách hàng và người dân trong vùng phục vụ của Bewaco vẫn không phải sử dụng nước bị nhiễm mặn vượt quy định cho phép để sinh hoạt.

Đảm bảo nguồn nước sạch

Từ năm 2021 đến nay, các công trình ngăn mặn do Trung ương, địa phương và Bewaco đầu tư xây dựng dần hoàn thiện. Cùng với những giải pháp chủ động ứng phó, sự chung tay của các ngành chức năng trong tỉnh, Bewaco vẫn đảm bảo đủ lưu lượng áp lực nước cấp ra mạng lưới với chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương QCĐP 01:2022/BTr, trong đó độ mặn < 300 mg/l (0,5‰) trong giới hạn quy định.

Trao đổi với phóng viên Báo PLVN, ông Trần Hùng, Chủ tịch HĐQT Bewaco nhấn mạnh đến “vùng phục vụ” vì trên địa bàn tỉnh Bến Tre còn có một số nhà cung cấp nước khác. Ông khẳng định, Bewaco đã cung cấp nước đến khách hàng trong vùng phục vụ của mình đảm bảo chất lượng nước nằm trong độ mặn cho phép từ năm 2021. "Vì tập thể công ty chúng tôi luôn cho rằng việc đảm bảo cấp nước sạch không bị mặn đến khách hàng không chỉ là trách nhiệm thuần túy, mà đó là nhiệm vụ chính trị”, ông Trần Hùng nói.

Công trình Cống Tân Phú chống xâm nhập mặn từ sông Tiền và sông Hàm Luông vào thượng nguồn sông Ba Lai. Ảnh: Nhật Trường

Công trình Cống Tân Phú chống xâm nhập mặn từ sông Tiền và sông Hàm Luông vào thượng nguồn sông Ba Lai. Ảnh: Nhật Trường

Thực tế, bằng nhiều giải pháp tích cực trong quản lý vận hành hệ thống, bơm theo cơ chế tiết kiệm chi phí, giảm số lao động để tăng năng suất… cùng với việc phối hợp các ngành chức năng hữu quan, Bewaco vẫn giữ được chất lượng nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Mặc dù trong mùa khô 2023-2024, nhiều đơn vị cấp nước trong tỉnh có lúc, có thời điểm cấp nước vượt độ mặn giới hạn.

Lợi nhuận không tăng trưởng cùng doanh thu

Bewaco là công ty được cổ phần hoá từ Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bến Tre, cổ phần nhà nước đang nắm giữ 64%. Để thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp từ năm 2015, công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá nước mới trình các ngành chức năng phê duyệt.

Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 của Bewaco. Ảnh: bewaco.vn

Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 của Bewaco. Ảnh: bewaco.vn

Giá nước được xây dựng từ năm 2015 và áp dụng đến nay được căn cứ vào Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNN ngày 15/5/2012. Giá nước này được xây dựng tập hợp đủ chi phí, lợi nhuận theo hướng dẫn (tối thiểu 5% trên giá thành toàn bộ) và nằm trong khung giá Bộ tài chính quy định. Và để bán được cổ phần thu hồi vốn nhà nước, thu hút được các nhà đầu tư nên giá nước đã được ngành chức năng thẩm định và phê duyệt có cơ cấu lợi nhuận đảm bảo khi chia cổ tức xấp xỉ tiền gửi ngân hàng 7%/năm.

Như vậy, giá nước được giữ ổn định xuyên suốt 9 năm qua nhưng mạng lưới nước sạch của Bewaco đang mở rộng với hình thức tích luỹ, đầu tư.

Từ sau khi cổ phần đến trước thời điểm hạn mặn, cụ thể giai đoạn 2016 – 2019, tổng doanh thu Bewaco tăng trưởng đều từ 129 tỷ lên 199 tỷ (tăng 70 tỷ trong 4 năm). Lợi nhuận sau thuế cũng tăng tương ứng 41 tỷ trong giai đoạn này, tăng từ 20 tỷ lên 61 tỷ.

Khi hạn mặn xảy ra trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2020 đến nay Bewaco tiếp tục tăng trưởng doanh thu từ 197 tỷ năm 2020 lên đến 227 tỷ năm 2023. Doanh thu tiếp tục tăng đều do từ năm 2020 đến 2023, năm nào tỉnh cũng chịu ảnh hưởng mùa khô, xâm nhập mặn từ 4 đến 6 tháng/năm nên người dân và doanh nghiệp sử dụng nước tăng cao trong các tháng mùa khô, hạn mặn dẫn đến sản lượng nước sản xuất của Công ty tăng mạnh.

Báo cáo tài chính Bewaco giai đoạn 2019 đến nay. Nguồn: Bewaco

Báo cáo tài chính Bewaco giai đoạn 2019 đến nay. Nguồn: Bewaco

Tuy nhiên, giai đoạn này lợi nhuận sau thuế không tăng đều theo doanh thu. Năm 2023 lợi nhuận sau thuế khoảng 55 tỷ, chưa phục hồi bằng năm 2019 là 61 tỷ. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2023 cao hơn 2019 khoảng 28 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế lại thấp hơn khoảng 6 tỷ.

Lý giải vấn đề này, ông Trần Thanh Bình – Tổng giám đốc Bewaco cho biết: “Từ năm 2020 đến nay, bên cạnh tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho người dân trong vùng phục vụ thì chúng tôi đã nghiên cứu tất cả các giải pháp nhằm ứng phó tình trạng cấp nước có mặn độ mặn vượt quy định. Để đạt thành quả như vậy, Bewaco tốn rất nhiều chi phí. Mặc dù doanh thu tăng trưởng cao nhưng lợi nhuận lại thấp do Bewaco phải để dành chi phí đầu tư các công trình ứng phó mặn. Nguồn lực được tập trung cực kỳ lớn cho việc khắc phục, ứng phó mặn. Tuy nhiên, công ty vẫn đảm bảo chi cổ tức cho cổ đông theo kế hoạch, đóng góp ngân sách ổn định”.

Chung tay chống hạn mặn

Ở mỗi thời điểm hạn mặn khác nhau, Bewaco có những giải pháp nhằm chia sẻ những khó khăn, công tác từ thiện xã hội và thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội.

Năm 2020, đơn vị giảm trừ 10% tiền nước cho khách hàng trên địa bàn TP Bến Tre, các huyện Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách và Giồng Trôm mỗi địa phương từ 4 đến 7 tháng. Năm 2021 và 2024, tất cả các khách hàng đều được giảm 10% hoá đơn sử dụng nước trong 2 tháng.

Theo thống kê gần nhất, riêng 6 tháng đầu năm 2024 chi phí dành cho công tác ứng phó xâm nhập mặn và những thiệt hại do xâm nhập mặn hơn 10 tỷ đồng. Chi phí bao gồm: mua nước sạch của Công ty TNHH MTV giải pháp công nghệ nước và Môi trường Đỗ Hoàn Sinh, bơm nước vào lưu vực trữ nước, thuê xe vận chuyển nước sạch cho người dân các địa bàn nước yếu, mua nước ngọt thô cho NMN Chợ Lách…

Bewaco thuê xe vận chuyển nước sạch bơm tiếp áp vào mạng lưới cấp nước một số khu vực huyện Mỏ cày Nam (cấp cho xã Định thủy, Phước Hiệp), huyện Mỏ Cày Bắc (cấp cho xã Tân Thành Bình, Thạnh Ngãi, Thanh Tân, Thành An, Hưng Khánh Trung A, Tân Phú Tây), huyện Giồng Trôm (cấp vào NMN Lương Quới để bơm ra mạng, xã Phước Long).

Đặc biệt, Bewaco còn phối hợp với Công an tỉnh Bến Tre, Tỉnh Đoàn Bến Tre, các nhà hảo tâm từ nhiều tỉnh thành khác hỗ trợ nước đến người dân các vùng hạn mặn thiếu nước sinh hoạt, tổng lượng nước cấp miễn phí là 8.868 m3

Ngoài ra với tinh thần “không biên giới”, thực hiện theo thư ngỏ ngày 27/3/2024 của Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang, Bewaco đã hỗ trợ 2 xe bồn chở nước dung tích 5m3/xe thời gian 21 ngày trong tháng 3/2024 để hỗ trợ vận chuyển nước ngọt từ TP Mỹ Tho đến cho người dân huyện Gò Công Đông.

Tìm kiếm phương án ứng phó hạn mặn bền vững

Từ giữa cuối năm 2020, Nhà đầu tư đến làm việc với lãnh đạo đề xuất triển khai với lãnh đạo 3 tỉnh Tiền Giang, Long An và Bến Tre dự án Trạm Bơm nước thô Cái Bè và hệ thống tuyến ống truyền tải với tổng mức đầu tư là 2.298 tỷ đồng. Giá đề xuất khởi điểm nước thô là 3.000 đồng/1m3. Mục tiêu đảm bảo cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất, khắc phục tình trạng nhiễm mặn, thay thế cho nguồn nước ngầm đang suy giảm. Phạm vi đề xuất của dự án là khu vực các tỉnh Tiền Giang - Long An - Bến Tre.

Theo nhà đầu tư Dự án lấy nước thô từ sông Tiền bán buôn cho các nhà máy nước các địa phương. Công suất giai đoạn 1 (năm 2021) là 300.000m3/ngày đêm và giai đoạn 2 vào năm 2025 sẽ tăng lên 500.000m3/ngày đêm.

Đại diện nhà đầu tư báo cáo tiến độ triển khai Dự án với lãnh đạo tỉnh Bến Tre vào tháng 6/2023. Ảnh: baodongkhoi.vn

Đại diện nhà đầu tư báo cáo tiến độ triển khai Dự án với lãnh đạo tỉnh Bến Tre vào tháng 6/2023. Ảnh: baodongkhoi.vn

Tại thời điểm đó, những địa phương bị hạn mặn rất hy vọng dự án có thể giải quyết căn cơ bài toán về nguồn nước ngọt thô cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất trong tình hình diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn được dự báo còn kéo dài và ngày càng khó lường.

Tuy nhiên, Dự án đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thực hiện, dù kế hoạch ban đầu là hoàn thành cấp nước thô giai đoạn 1 là năm 2021 và giai đoạn 2 là 2025.

Qua quá trình xúc tiến triển khai dự án cho đến nay hồ sơ dự án có thay đổi và chưa xác định nguồn nước thô lấy ban đầu. Tên dự án đổi thành “Trạm bơm nước thô Nhà máy nước Đồng Tâm và hệ thống ống truyền tải”, với tổng mức đầu tư là 1.575 tỷ đồng, giá nước đề xuất không đổi và không đề cập đến việc đầu tư giai đoạn triển khai Trạm bơm nước thô Cái Bè và hệ thống truyền tải ở giai đoạn 2 theo như ban đầu.

Tại cuộc họp ngày 09/11/2023 về việc ý kiến bán giá nước thô dự án Trạm bơm nước thô Nhà máy nước Đồng Tâm và hệ thống ống truyền tải do Sở Tài chính tỉnh Bến Tre chủ trì, Bewaco tỉnh Bến Tre là đơn vị duy nhất của tỉnh chịu ảnh hưởng hạn mặn thống nhất chủ trương tiếp nhận nguồn nước thô của Nhà đầu tư.

Cụ thể năm 2025, Bewaco tạm chấp nhận lấy nguồn nước thô từ kênh Nguyễn Tấn Thành từ giai đoạn 1 của Dự án Trạm bơm nước thô Cái Bè và hệ thống truyền tải đến năm 2027. Sau 3 năm đưa vào hoạt động giai đoạn 1 đến 1/1/2028, Bewaco sẽ tiếp nhận nguồn nước thô từ sông Tiền của dự án. Tất cả các trạm bơm nước thô cấp cho Bewaco phải lấy từ sông Tiền.

Ông Trần Thanh Bình - Tổng Giám Đốc Bewaco khẳng định đã có trao đổi chi tiết bằng văn bản về các vấn đề cơ sở pháp lý, đơn vị tiếp nhận nước thô, nguồn nước thô, giá bán và lộ trình tăng giá… cùng nhiều kiến nghị để giúp Dự án nhanh chóng triển khai.

Tổng Giám đốc Bewaco cho rằng, trước hết, mỗi địa phương cần chủ động xây dựng các kịch bản và giải pháp ứng phó chủ động của riêng mình, trước khi tính tới liên vùng.

Bewaco hiện có 5 nhà máy nước (NMN): Sơn Đông, An Hiệp, Hữu Định, Lương Quới, Chợ Lách sản xuất và cung cấp nước trên các địa bàn: TP Bến Tre, huyện Châu Thành (thị trấn Châu Thành và các xã: Hữu Định, Tam Phước, Sơn Hòa, An Hiệp, Tường Đa, An Phước, KCN Giao Long, Phú An Hòa, Quới Sơn, Tân Thạch); huyện Giồng Trôm (Thị trấn Giồng Trôm và các xã: Mỹ Thạnh, Phong Nẫm, Lương Hòa, Châu Hòa, Lương Quới, Bình Hòa, Bình Thành, Tân Thanh, Hưng Nhượng, Sơn Phú, Phước Long, Thuận Điền); huyện Mỏ Cày Nam và Bắc (Thị trấn Phước Mỹ Trung và các xã: Thanh Tân, Tân Thành Bình, Thành an, Hưng Khánh Trung A, Thạnh Nghĩa, Tân Phú Tây, Hòa lộc, Định Thủy, Phước Hiệp); huyện Chợ Lách (thị trấn Chợ Lách, xã Sơn Định, xã Hòa Nghĩa, xã Long Thới). Ngoài ra, Bewaco còn mua nước qua đồng hồ tổng của các đơn vị có đầu tư công nghệ khử mặn RO như: Nhà máy nước Giao Long (NID), nhà máy nước Hoàn Sinh để cấp nước có độ mặn không vượt quy định cho người dân.

Theo ghi nhận, từ năm 2019 đến nay, Bewaco đã có nhiều giải pháp công trình và phi công trình ứng phó hạn mặn. Năm 2019 nạo vét cửa lấy nước trạm bơm nước thô Cái Cỏ; Thi công tuyến ống cấp nước trên HL.173 phục vụ ứng phó mặn năm 2020 tăng cường năng lực nước cấp từ NMN An Hiệp về cấp cho khách hàng, người dân TP Bến Tre, khu công nghiệp Giao Long…; Đầu tư Hệ thống lọc mặn RO Công suất 3.000m3/ngày đêm NMN Phú Tân xử lý nước thô sông Ba Lai bị nhiễm mặn; Lắp đặt Tuyến ống chuyển tải nước ngọt thô từ Sông Bình Chánh về NMN Lương Qưới để vận chuyển nước ngọt thô về NMN Lương Quới xử lý cấp cho người dân địa bàn huyện Giồng Trôm; Thi công tuyến ống cấp nước từ đường Ngô Quyền vượt sông Bến Tre để cấp nước cho khách hàng phía nam TP Bến Tre và khu vực xã Phước Long và Sơn Phú thuộc huyện Giồng Trôm; Lắp thêm 1 trạm bơm tăng áp Hàm Luông để đảm bảo cấp đủ nước cho người dân 2 huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc vào mùa hạn mặn; Đào hồ nước ngọt nhà máy nước An Hiệp; Lắp bổ sung thuyền bơm trên đập tạm Thành Triệu để tăng cường năng lực lấy nước ngọt tích vào lưu vực trữ nước sông Mã...

Đọc thêm

FE CREDIT tổ chức mega livestream, tưng bừng ưu đãi

FE CREDIT tổ chức mega livestream, tưng bừng ưu đãi
(PLVN) -  Nắm bắt xu hướng livestream đang bùng nổ, từ nay đến hết tháng 12/2024, FE CREDIT triển khai 2 chuỗi livestream gồm “Mega live – Rinh xế mới, Xuân phơi phới” và “Mega live – Tiền về tay, Xuân đủ đầy” với phần thưởng là các phiếu quà tặng Urbox, mã mua sắm điện tử Urbox trị giá lên đến 1 triệu đồng, dành cho các khách hàng may mắn tham gia các phiên livestream.

Vinacoco nhận giải thưởng Chất lượng quốc gia

Vinacoco nhận giải thưởng Chất lượng quốc gia
(PLVN) - Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Công ty CP Thực phẩm Cô Cô Việt Nam (Vinacoco), thành viên của GC Food Group, đã chính thức nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022. Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Vinacoco trong việc sản xuất và phát triển các sản phẩm thạch dừa đạt chất lượng quốc tế, đồng thời góp phần nâng tầm giá trị ngành nông sản Việt Nam.

Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023

Agribank nhận giải thưởng CLQG 2022, 2023
(PLVN) - Agribank vinh dự là đại diện ngân hàng duy nhất nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự thịnh vượng của xã hội.

BIDV cung cấp giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Ông Trần Kiều Hưng đại diện BIDV phát biểu tại Diễn đàn.
(PLVN) - Tại Diễn đàn “Giải pháp xanh toàn diện Khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc” vừa được tổ chức, BIDV tham gia đồng hành với vai trò Nhà tài trợ Vàng và có ý kiến tham luận cung cấp những giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững tại các Khu công nghiệp.

Hai sản phẩm nổi bật của Nam Dược tiếp tục đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Hai sản phẩm nổi bật của Nam Dược tiếp tục đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Siro ho cảm Ích Nhi và Sủi thanh nhiệt Livecool của Công ty cổ phần Nam Dược tiếp tục đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của Nam Dược trong suốt 20 năm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đầu tư công nghệ sản xuất và xây dựng uy tín thương hiệu hàng đầu lĩnh vực.

WinMart tăng 20% nguồn cung hàng hóa phục vụ cao điểm Tết

WinMart tăng 20% nguồn cung hàng hóa phục vụ cao điểm Tết
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân vào dịp lễ, Tết, hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN đã làm việc trước với các nhà cung cấp từ 2 đến 3 tháng trước Tết để tăng cường dự trữ hàng hóa 20% so với cùng kỳ, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoặc tăng giá đột biến.