Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các đại biểu Quốc hội đánh giá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành rất sát phiên chất vấn. Qua phần chất vấn của các Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội luôn lắng nghe và ghi rất chính xác những câu hỏi của các đại biểu, những câu hỏi chưa được trả lời hoặc Bộ trưởng trả lời chưa trúng đã có sự điều hành để Bộ trưởng trả lời đúng trọng tâm những vấn đề đặt ra.

Bộ trưởng Bộ KH&CN trả lời ngắn gọn và súc tích

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Công Hoàng (đoàn Thái Nguyên) ghi nhận, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Huỳnh Thành Đạt đã tập trung vào những điểm mấu chốt để câu trả lời hết sức ngắn gọn và súc tích, đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của các ĐBQH cũng như cử tri cả nước.

ĐB Hoàng mong muốn sau đợt chất vấn, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt sẽ nhìn nhận lại toàn bộ công việc, công tác khoa học của quốc gia để đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học (NCKH) và ứng dụng khoa học, đổi mới sáng tạo trong ngành khoa học của quốc gia. ĐB cũng mong Bộ trưởng nhìn nhận, đánh giá khách quan, nhìn đúng vào vấn đề về hiệu quả của công tác NCKH và ứng dụng sáng tạo.

ĐBQH Lý Anh Thư (đoàn Kiên Giang) nhận xét các ĐB đã đặt câu hỏi tổng quát, cụ thể từ những vướng mắc của địa phương. Bộ trưởng KHCN đã trả lời rõ ràng và đưa ra các giải pháp. Từ đó, các bộ, ngành thấy trách nhiệm của mình hơn, các địa phương nhìn vào có căn cứ thực hiện để phát triển tốt hơn trong các lĩnh vực, đặc biệt là từ phần điều hành phiên chất vấn của chủ tọa, các câu hỏi của ĐB đặt ra được trả lời trọn vẹn. Các chính sách về KHCN đan xen lẫn nhau nhưng qua phần trả lời của Bộ trưởng, hy vọng trong thời gian tới các chính sách về đầu tư KHCN sẽ đi vào thực tiễn hơn, phát triển hơn nữa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước.

ĐB Thư quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải phóng xạ và mong rằng Bộ trưởng cùng các ngành chức năng phối hợp có giải pháp quản lý tốt hơn chất thải phóng xạ như chất thải mang phóng xạ trong quá trình hoạt động của cơ sở y tế, nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm; hoạt động khai thác khoáng sản, bởi quản lý không tốt sẽ gây ra bức xạ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường và các cơ chế chính sách đối với KHCN sẽ được bố trí nhiều hơn, đầu tư cho KHCN để phát triển kinh tế - xã hội.

ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) cho hay, vấn đề KHCN thu hút sự quan tâm của các ĐB, cử tri với 120 lượt đăng ký đặt câu hỏi chất vấn. Nhiều câu hỏi thẳng, khó, không chỉ mang tầm chiến lược mà còn cả cách thức thực hiện, hiệu quả của công tác NCKH hiện nay đến đâu. Có thể nói rằng công tác NCKH hiện nay của chúng ta chưa tốt, có nhiều vấn đề, không phải chỉ từ mỗi Bộ KHCN, nhưng tất cả sức nặng đặt lên vai Bộ trưởng.

Các vấn đề quỹ, vốn còn dàn trải, manh mún, không có chiến lược về NCKH mà ĐB đã phản ánh là điều chúng ta phải thay đổi, hay việc lập quỹ phát triển KHCN để thu hút tư nhân thì hiện không có lực lượng tư nhân tham gia, quỹ hoạt động chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, tư nhân tham gia NCKH để ứng dụng vào sản xuất cũng không có. Đó cũng là cản trở về năng suất lao động vì nhiều người tin rằng nếu không đưa năng suất lao động vào sản xuất, vào các ngành nghề thì rất khó tăng được năng suất lao động mà nếu không tăng được năng suất lao động thì khó thoát được bẫy thu nhập trung bình. Đề tài nóng và cử tri quan tâm nhưng để giải quyết, tháo gỡ được thì không phải công việc riêng của Bộ KHCN.

Theo ĐB Huân, chất vấn không phải chỉ là nêu câu hỏi, “làm khó” Bộ trưởng, mà sau chất vấn, Tư lệnh ngành cần xem lại ngành của mình có việc gì làm được hay chưa làm được, có những việc 5 - 10 năm sau mới có thể giải quyết được thì đó là cơ sở để lập ra chiến lược thời gian tới, rà soát công việc định kỳ chưa làm được thì làm cho tốt lên, như vậy việc giám sát mới có hiệu quả cao.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải nắm rất chắc vấn đề

Là đại biểu đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng về việc giải quyết 2 nút thắt giao thông mà cử tri tỉnh Bắc Giang đã phản ánh qua nhiều kỳ QH là cầu Cẩm Lý và cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, ĐBQH Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cho biết, câu trả lời của Bộ trưởng đã giải tỏa một phần tâm lý của cử tri. Theo đó, Bộ trưởng đã hứa giải quyết được một nửa nguyện vọng của cử tri Bắc Giang là cầu Xương Giang, khi khẳng định tới đây sẽ bố trí xây dựng để cầu này phù hợp với tính chất của một cao tốc, thuận lợi cho giao thương.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang). ảnh 1

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang).

Theo đánh giá của ĐB Trần Văn Lâm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng mới nhận nhiệm vụ trong thời gian chưa lâu, ở một lĩnh vực không phải là sở trường từ đầu nhưng các nội dung trả lời của Bộ trưởng tại phiên chất vấn cho thấy Bộ trưởng nắm rất chắc vấn đề, trả lời đúng, trúng những nội dung mà các đại biểu QH nêu ra; đáp ứng nguyện vọng của cử tri. ĐB hy vọng, trong phần còn lại của phiên chất vấn, Bộ trưởng sẽ tiếp tục trả lời một cách thấu đáo, toàn diện, thẳng thắn những nội dung mà đại biểu QH nêu.

ĐB Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nhấn mạnh, Bộ trưởng GTVT có điểm đặc biệt là mới nắm vị trí được 7 tháng và lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn. Tuy nhiên, những nhóm vấn đề đặt ra cho Bộ GTVT là rất đúng và trúng, cũng rất khó. Đây không chỉ là những vấn đề mang tính chất theo quy định của pháp luật mà là những vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi phải xử lý ngay, như vấn đề các trung tâm đăng kiểm, cấp giấy phép lái xe, đào tạo, sát hạch; đặc biệt là những vấn đề mang tính cốt lõi, nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Do vậy, theo ĐB, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng sẽ có sức ép không nhỏ từ các đại biểu QH với mong muốn rằng chúng ta phải có nhiều giải pháp hơn để phát triển hệ thống giao thông, đồng thời xử lý những vấn đề thực tiễn phải xử lý ngay.

Bộ trưởng GTVT đã từng công tác ở địa phương, “kinh” qua nhiều vị trí, vì vậy đây sẽ là cơ hội để Bộ trưởng chia sẻ, đề xuất những giải pháp và đặc biệt là cùng với QH có những đột phá để chúng ta có được hệ thống kết cấu giao thông phát triển, đồng thời xử lý được những vướng mắc, tồn tại đang diễn ra.

Về phần điều hành của Chủ tịch QH, ĐB Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho biết, Chủ tịch QH điều hành rất sát. Qua phần chất vấn của các Bộ trưởng, Chủ tịch QH luôn lắng nghe và ghi rất chính xác những câu hỏi của các ĐB, những câu hỏi chưa được trả lời hoặc Bộ trưởng trả lời chưa trúng đã có sự điều hành để Bộ trưởng trả lời đúng trọng tâm những vấn đề ĐB đặt ra. Thậm chí, Chủ tịch QH còn chủ động dành thêm thời gian để Bộ trưởng trả lời những vấn đề quan trọng khi ĐB đưa ra. “Chủ tịch QH điều hành rất sát và nắm chắc vấn đề trọng tâm cũng như tính thời sự của cử tri, đại biểu đưa ra”, vị Đại biểu đoàn Bình Dương nhấn mạnh.

Đọc thêm

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 2: Lựa chọn cán bộ 'đúng vai, thuộc bài'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính phải công tâm, khách quan, trọng liêm sỉ. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Theo quy định, những cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật phải hội tụ những người ưu tú, được lựa chọn kỹ càng, nhưng trên thực tế vẫn lọt vào những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất. Do đó, cái gốc vẫn là khâu lựa chọn và quản lý cán bộ. Lựa chọn đúng cán bộ sẽ bảo đảm thành công cho thực hành văn hóa liêm chính khi thừa hành công vụ.

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) từ kinh nghiệm quốc tế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Chủ tịch Hội đồng Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 2/10, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại - kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” nhằm đóng góp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Chiều 1/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và gặp mặt các đồng chí Ủy viên Quân ủy Trung ương, đại biểu Quân đội dự Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII.

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -Ngày 30/9, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc trọng thể sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Dự kiến, Hội nghị sẽ làm việc tới ngày 8/10.

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 1: Khi quyền lực vượt khỏi “lồng” luật pháp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) -Được ví như “thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép” vững chắc để duy trì kỷ luật, kỷ cương của xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, nhưng nhiều cán bộ trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI
(PLVN) - Sáng nay - 01/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với phương châm “Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo”. Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.