Bến đỗ cho những đứa trẻ “chưa hoàn thành”

Hơn 52.000 em học sinh “chưa hoàn thành” chương trình lớp 1 phản ánh đúng chất lượng giáo dục. (Ảnh minh họa - Nguồn: VnMedia)
Hơn 52.000 em học sinh “chưa hoàn thành” chương trình lớp 1 phản ánh đúng chất lượng giáo dục. (Ảnh minh họa - Nguồn: VnMedia)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Một năm học mới lại chuẩn bị bắt đầu, đối lập với sự háo hức nhập học của đa phần học sinh, vẫn còn đó con số 52.400 em “chưa hoàn thành” chương trình lớp 1. Câu chuyện của các đã em đặt ra nhiều vấn đề trong giáo dục tại Việt Nam hiện nay.

“Thở phào” khi học sinh không “ngồi nhầm lớp”

105.700 là số những học sinh tiểu học bị xếp loại “chưa hoàn thành” chương trình trong báo cáo Hội nghị tổng kết năm học của Bộ GD&ĐT, trong đó hơn một nửa là học sinh lớp 1. Đây là một con số gây “choáng” cho nhiều phụ huynh, học sinh sau ba năm đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (bắt đầu từ niên học 2020 - 2021). Học sinh hiện nay sẽ không được đánh giá là Giỏi, Tiên tiến hay Trung bình nữa, mà được xếp loại theo 4 mức: Hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.

Lý giải về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD&ĐT Thái Văn Tài khẳng định, con số đó đã phản ánh đúng chất lượng, qua đấy các trường có kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh trong dịp hè và các em trải qua bài khảo sát trước khi được lên lớp. Trong số những học sinh đối diện với nguy cơ bị “đúp” lớp 1, có 2% trẻ 5 tuổi chưa đi học mẫu giáo, không ít em là học sinh vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Vụ trưởng cũng khẳng định, số lượng học sinh có nguy cơ ở lại lớp này không phải do chương trình học mới nặng nề.

Điều đáng ngạc nhiên nhất, khi con số 52.400 học sinh lớp 1 bị đánh giá “chưa hoàn thành” chương trình được công bố, lại khiến không ít phụ huynh thở phào nhẹ nhõm, vì giáo dục đã không “chạy” theo thành tích, để học sinh “ngồi nhầm lớp”.

Thực tế, vấn đề “ngồi nhầm lớp” không mới, nhưng luôn gây nhức nhối trong xã hội. Năm 2019, câu chuyện về em P.M.T ở Tiền Giang đã khiến mọi người bất ngờ, mặc dù đã học lại hai lần lớp 4, nhưng em vẫn không thể đọc thông, viết thạo như bạn bè cừng lớp. P.M.T là một học sinh 12 tuổi bình thường, không có khuyết tật về trí tuệ, tuy nhiên, em vẫn chưa thể viết và học tập nhanh nhẹn được như bạn bè cùng lứa tuổi. Ấy vậy, nhưng trong sổ học bạ, P.M.T vẫn được cô giáo đánh giá là “đọc trơn, viết thạo” trước sự ngán ngẩm của phụ huynh.

Gần nhất, là trường hợp một nam sinh lớp 7 ở Bắc Kạn khiến nhiều người “sốc”, dù đã 13 tuổi, nhưng em vẫn không thể đọc được một dòng chữ tiếng Việt trong sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 4. Đến nay, dù đã học lớp 7, nhưng em chỉ biết làm Toán, còn bài Tiếng Việt, Văn, em đều phải nhờ trợ giúp của bạn bè.

Việc bắt các em học lại toàn bộ chương trình học rất lãng phí tiền bạc, thời gian. (Ảnh minh họa - Nguồn: bvndtp.vn)

Việc bắt các em học lại toàn bộ chương trình học rất lãng phí tiền bạc, thời gian.

(Ảnh minh họa - Nguồn: bvndtp.vn)

Mỗi lớp ở trong trường tiểu học sĩ số dao động từ 30 - 40 học sinh, sẽ có những em chăm chỉ, học tập tốt, thậm chí là xuất sắc. Tuy nhiên, cũng có học sinh học lệch hoặc tiếp thu chậm hơn so với bạn bè. Khi chương trình giáo dục đã thực hiện dạy học phân hóa, thì việc có em yếu kém trong một số môn là chuyện bình thường. Ngược lại, nếu một lớp quá nhiều học sinh giỏi, xuất sắc toàn diện mới là sự dễ dãi, bất thường trong giáo dục.

Đặc biệt, lý do không được đi học mẫu giáo, khiến trẻ vào lớp 1 gặp nhiều khó khăn là chưa hoàn toàn phù hợp. Vì chương trình học ở bậc mẫu giáo chỉ giúp các em có được những kỹ năng cơ bản để hòa nhập với bạn bè, thầy cô. Chính vì vậy, con số 2% trẻ 5 tuổi chưa đi học mẫu giáo ảnh hưởng đến việc học tập, tiếp thu kiến thức, khiến vấn đề “tiền tiểu học” cần được bàn luận. Câu hỏi được đặt ra, có phải vì gia đình chưa đầu tư cho trẻ đi học chữ, tập tính toán, học Tiếng Anh từ cấp mầm non, nên kết quả học tập của các em mới bị ảnh hưởng?

Cuối cùng, đó là sự đồng đều trong giáo dục trên cả nước. Nếu phần lớn các em học sinh “chưa hoàn thành” chương trình chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, hoặc là học sinh khuyết tật,… phải chăng giáo dục thật sự chưa “phổ cập” được cho toàn bộ học sinh. Và sẽ cần có một cách đánh giá khác phù hợp với năng lực của nhóm học sinh thiểu số này.

Được biết, quan điểm của Bộ GD&ĐT là quản lý chặt chẽ khối lớp đầu tiên của cấp học vì nếu lỏng lẻo ở đây sẽ tạo khoảng trống dẫn đến nhiều nguy cơ không thể khắc phục được về sau, trong đó có nguy cơ tái mù chữ và “ngồi nhầm lớp”. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu như Bộ GD&ĐT kiểm soát chặt chẽ tất cả các khối trong tiểu học, thì số lượng học sinh “chưa hoàn thành”, hổng kiến thức sẽ tăng lên nhiều hơn.

Tôn trọng sự phát triển cá nhân của học sinh

Với những học sinh xếp loại “chưa hoàn thành” chương trình, sau khi nhà trường cử giáo viên bồi dưỡng, hỗ trợ vào mùa hè, các em sẽ được tổ chức làm bài khảo sát để đánh giá lại, nếu đạt, học sinh tiếp tục lên lớp, còn ngược lại, các em sẽ bị lưu ban. Đây là cách giải quyết đang được thực hiện. Tuy nhiên, cho học sinh “đúp” có phải là phương án tốt nhất hay không?

Mô hình giáo dục mang tính cá nhân hóa là một giải pháp nên được xem xét. (Nguồn: Inhat HCM)

Mô hình giáo dục mang tính cá nhân hóa là một giải pháp nên được xem xét. (Nguồn: Inhat HCM)

Lấy ví dụ như trong khối các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - với 34 thành viên (trong đó đa số là các quốc gia có thu nhập cao), theo khảo sát, việc cho học sinh ở lại lớp không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần học sinh mà còn gây thiệt hại cả về vật chất. Tính trung bình trong các nước thuộc OECD, 13% học sinh trong độ tuổi 15 đã ở lại lớp ít nhất một lần, Pháp là đất nước “dẫn đầu” với số lượng học sinh lưu ban cao nhất trong khối. Cái giá là việc học sinh lưu ban gây ra cho Bộ Giáo dục nước Pháp là 2 tỉ euro vào năm 2009. Cụ thể, một năm lưu ban gây thiệt hại khoảng 5.500 euro/học sinh ở bậc tiểu học và 8.000 euro/học sinh trung học.

Điều này cho thấy, việc học sinh lưu ban, có thể ảnh hưởng đến kinh tế, khi phụ huynh buộc phải chi hàng loạt các khoản tiền cho con học lại thêm một năm nữa. Thậm chí, có những em được bố mẹ làm đơn xin nhà trường cho học lại từ một đến hai lần, nhưng vẫn chưa thể đọc thông, viết thạo, việc này ảnh hưởng đến tài chính của phụ huynh, nhà trường và tạo nên tâm lý mặc cảm, tự ti cho học sinh.

Nhà tâm lý học người Mỹ Howard Gardner chỉ ra rằng trí thông minh của con người rất đa dạng, bao gồm: trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh logic toán học, trí thông minh không gian, trí thông minh vận động cơ thể, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh giao tiếp giữa các cá nhân, trí thông minh tự nhận thức,... Cho nên, các em học lệch, thậm chí chỉ giỏi những môn như thể dục, âm nhạc và kém tính toán, viết văn là chuyện bình thường. Việc bắt học sinh chỉ vì trượt một, hai môn học, mà học lại toàn bộ chương trình là rất lãng phí. Điều này, khiến cho chính học sinh tự đặt ra nghi vấn về trí tuệ, kiến thức của bản thân. Đặc biệt, khi hàng xóm láng giềng, họ hàng nhìn vào, các em sẽ cảm thấy mặc cảm, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, thậm chí khiến những học sinh này mắc bệnh tâm lý.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, với những em bị chứng khó đọc, khó tính toán hoặc khó chính tả, liệu các em sẽ phải ở lại 2 - 3 năm một lớp chỉ vì không đạt chuẩn một môn học, hoạt động các em gặp khó khăn, trong khi các năng lực khác của các em đã vượt chuẩn từ lâu. Dường như chương trình giáo dục hiện nay đã không quan tâm đến khía cạnh tâm bệnh học của rối loạn học tập và dạy học cá nhân hóa khi ban hành chính sách này.

Ông Nam cũng đặt ra một câu hỏi liệu cách giải quyết như vậy đã phù hợp với tiếp cận “đa dạng trí thông minh,” để phát huy tối đa điểm mạnh, tiềm năng của học sinh hay chưa? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thành Nam đưa ra một giải pháp có thể nghiên cứu, là mô hình giáo dục linh hoạt mang tính cá nhân hóa. Với mô hình này, học sinh hoàn toàn chủ động trong việc học, ví dụ như các em có thể nâng cao kiến thức, học với các anh chị lớp trên những môn mình có khả năng. Ngược lại, với các môn học là sở đoản, học sinh sẽ được phép học lại cùng các em lớp dưới cho đến khi đạt tiêu chuẩn.

Giáo viên cần theo dõi sát sao học sinh

Hơn 50.000 học sinh lớp 1 “chưa hoàn thành” chương trình học, không phải là một con số nhỏ. Đặc biệt, với chương trình học mở, chú trọng phát triển năng lực, tạo điều kiện cho giáo viên dạy học linh động, phù hợp với học sinh, vậy các em chưa thể đọc, viết, tính toán lý do là ở đâu? Để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục việc lập sổ ghi chép, theo dõi sự tiến bộ của học sinh; kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh của giáo viên cần được quản lý chặt chẽ hơn. Đây là nguồn tham khảo, để nhà trường, phụ huynh và giáo viên đánh giá được quá trình học của các em. Đồng thời, việc này sẽ giúp học sinh không bị “trượt oan”, như trong niên học 2022 - 2023 đã xảy ra vụ việc giáo viên Âm nhạc ở một trường tiểu học tự ý nâng, hạ đánh giá xếp loại của học sinh.

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo người Chăm 'nặng lòng' với học sinh nghèo

Thầy giáo người Chăm 'nặng lòng' với học sinh nghèo

(PLVN) - Thấy nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học vì gia đình khó khăn, thầy Y Da Pha (45 tuổi, dân tộc Chăm) đã vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm “tiếp sức” cho các em có điều kiện tiếp tục đến trường. Nhờ đó, nhiều học sinh đã vượt qua khó khăn, vươn lên học giỏi.

Đọc thêm

Cháy trường mầm non ở Thái Nguyên

Cháy trường mầm non ở Thái Nguyên
(PLVN) - Đám cháy bất ngờ bùng lên tại phòng chứa đồ dùng phục vụ học bán trú của học sinh, giáo viên thuộc một trường mầm non trên địa bàn TP Sông Công (Thái Nguyên ), rất may không gây thiệt hại về người.

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Nghệ An là một trong những tỉnh có bước đột phá nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với điểm trung bình tăng 10 bậc, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành. Đây là kết quả đáng ghi nhận khi tỉnh có số lượng thí sinh dự thi đứng thứ 4 cả nước với 11 huyện miền núi.

Vào đại học không… khó?

Thí sinh kỳ thi cuối cùng của chương trình giáo dục phổ thông 2006. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Từ ngay trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhiều trường đã công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm bằng học bạ. Không ít thí sinh đã tận dụng cơ hội này để giành suất vào đại học, nhằm giảm bớt áp lực lên kỳ thi tốt nghiệp, năm cuối cùng của kỳ thi theo chương trình 2006. Tuy nhiên, trường điểm chuẩn cao vút, trường lại chạm đáy…

Khánh Hòa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2024-2025

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiều 20/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. Được biết năm nay, địa phương này có 25 trường THPT công lập thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Trên 70 trường đại học công bố điểm sàn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đến thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 70 trường đại học đã công bố điểm sàn dựa trên các phương thức như: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá, điểm học bạ...

Phú Thọ có á khoa khối B00 toàn quốc

Với quyết tâm thí sinh Cao Hà Minh đã giành tấm vé vào đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Thí sinh Cao Hà Minh, lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đạt 29,40 điểm là á khoa khối B00 toàn quốc, thủ khoa khối B00 toàn tỉnh (Toán: 9,4 điểm, Sinh học: 10 điểm, Hóa học: 10 điểm).

Ai chịu trách nhiệm chất lượng bữa ăn học đường?

Ảnh minh họa (Internet)
(PLVN) - Chất lượng bữa ăn học đường trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh và cơ quan chức năng Việc lựa chọn và quản lý các đơn vị cung cấp bữa ăn học đường đang gặp nhiều vấn đề. Vậy trách nhiệm này sẽ thuộc về ai? Cơ quan chức năng, nhà trường hay phụ huynh học sinh?

Nghề giáo có cần giấy phép hành nghề?

 Dự thảo Luật Nhà giáo hy vọng tháo gỡ những “điểm nghẽn”, có học sinh mà thiếu giáo viên. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Vừa qua, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực họp phiên chuyên đề tham vấn ý kiến đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Nhà giáo. Tại đây, vấn đề pháp lý của giấy phép hành nghề dạy học trong mối quan hệ với các chứng chỉ, văn bằng khác đã được đặt ra.