Bên ánh đèn dầu

Bên ánh đèn dầu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bây giờ tôi đã là một phụ huynh, ngồi lắng nghe giáo viên chia sẻ chuyện con tôi học tập, tôi lại nhớ mẹ tôi.

Mẹ tôi - một cô giáo trường làng, nghèo khó và nghiêm khắc. Tôi là con đầu, nên thời mẹ dạy học gian khó nhất tôi nhớ như in. Đó là thời ấu thơ tươi đẹp, khi tôi theo học tiểu học.

Hồi đó, mẹ tôi dạy học ở một xã vùng cao thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ba tôi đi làm xa ở gần thành phố Vinh, cuối tuần ba mới về hay đôi khi cả tháng ba mới có mặt ở gia đình. Bốn mẹ con cư trú ở khu tập thể một trường học heo hút, chỉ có núi rừng và những lớp học tam bợ được dựng bằng tre. Tôi nhớ đó là vào những năm 1982 - 1983.

Và tôi nhớ mẹ tôi đã soạn giáo án bên ánh đèn dầu leo lét trong nhiều năm ròng, ngày mưa hay nắng, gió bão hay giá rét, mẹ ngồi nhỏ bé bên chiếc bàn gỗ mộc và chăm chỉ làm công việc của một nhà sư phạm.

Lúc đó, tôi vẫn còn nhỏ, trách nhiệm của tôi là trước mỗi buổi tối phải xem đèn đã hết dầu chưa thì đổ vào, nếu hết dầu thì chạy ra chợ mua dầu về. Một công việc của con trẻ, nhưng tôi không biết rằng dưới ánh sáng nhỏ nhoi đó, mẹ đang truyền thụ kiến thúc cho những học sinh vùng cao khốn khó và nhiều mất mát của thời hậu chiến.

Cũng có khi nhà hết tiền mua dầu, tôi phải đi vay dầu của thầy cô trong khu tập thể. Ở đây, ai cũng nghèo khó như nhau, nên chuyện vay dầu, vay gạo, xin ít mỡ, cho nhau mớ rau… là chuyện thường ngày.

Hồi đó trẻ con ở vùng núi mải chơi, đi bắt chim, kiếm tổ ong, rồi hái quả sim.., chúng tôi cứ sống hoang dã vậy, nhưng đêm về mẹ bắt tôi học chữ. Tôi cũng bắt đầu biết đọc, biết viết…từ ánh đèn dầu đó.

Gia đình tôi là một gia đinh thiên về việc dạy học, ông nội cho đến các bác đều làm công tác sư phạm, nên thành ra con dâu, con rể trong nhà đều là giáo viên. Cho đến bây giờ thế hệ cháu chắt cũng nhiều đứa chọn lựa con đường ông bà đã chọn, như một sự âm thầm tiếp nối một truyền thống.

Tôi vinh hạnh vì được sinh trưởng từ truyền thống đó, dù biết mình không có tài năng hay đam mê theo nghiệp giáo viên như mẹ và em gái.

Ba mẹ tôi luôn bảo anh em tôi rằng: “Ba mẹ không có của hồi môn gì để lại cho các con, của hồi môn đánh quý đó là kiến thức gia đình truyền lại. Đó là tài sản các con vào đời”

Anh em tôi đã mang của “hồi môn” đó đi theo cuộc đời chìm nổi. Và cuộc sống may mắn, để bây giờ tôi đã là phụ huynh, ngồi trong ngôi trường con theo học để nghĩ về nghề dạy học. Dù thời thế đổi thay, nhưng nghề giáo viên vẫn là một nghề được tôn trọng.

Tôi không nhớ vì sao có ngày 20/11, có lẽ tôi quên, nhưng với những người dạy học ngày nhà giáo là ngày những ngày thầy cô thấy học trò của mình trưởng thành. Đó là niềm hạnh phúc của những người thầy và chính đó là sự tri ân của chúng ta với người dẫn đường.

Tôi nhớ, mẹ tôi vẫn mặc chiếc áo dài xanh vào những ngày này để đón tiếp nhiều thế hệ học trò nhân ngày nhà giàu hay lễ tết. Họ là bác sỹ, nhà kinh tế hay nhà chính trị, người lính, cũng có người làm nghề giáo như mẹ, cũng có người vẫn là nông dân chất phác… Mẹ cất chiếc áo dài xanh lâu lắm rồi trong rương, nó đã có phần bạc màu, nhưng mỗi lần mẹ mặc vào tôi thấy mẹ vui lắm cho dù bây giờ mẹ nghỉ hưu rồi.

Trong ngôi trường mới, máy lạnh thật mát, điện được bật sáng. Tôi giờ là phụ huynh, ngồi nghe cô nói chuyện dạy học con trai tôi hơn. Tự dưng tôi tự hỏi: Sau này chúng sẽ nhớ gì về mình như tôi nhớ về mẹ tôi? Nhưng mà kệ đi, tất cả các dòng sông đều chảy.

Tôi chỉ thấy là bây giờ, mẹ tôi gọi điện cho tôi hay dặn tôi giống như tôi vẫn là con trẻ. Tôi cứ dạ, ầm ừ cho qua chuyện vì tôi biết đó là thói quen của mẹ.

Nỗi nhớ đôi khi là mộng mơ, hồi tưởng. Với tôi, bên ánh đèn dầu nhỏ nhoi nơi vùng núi đó, tôi đã học được nhiều tự sự giáo dưỡng của mẹ, và biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành từ ánh sáng bé nhỏ, heo hút đó. Ánh đèn dầu đó chỉ còn là hồi niệm khi cuộc sống bây giờ đã đổi thay quá nhiều.

Bây giờ, chúng tôi không ở vùng đó nữa, cuộc sống của mẹ không phải lên lớp như ngày xưa, nhưng những trang giáo án thì mẹ vẫn giữ như một đồ vật quí giá. Với ai đó nó chỉ là cuốn giáo án, nhưng với mẹ là cuốn “sách thiêng” mà mẹ đã ấp ủ từng đêm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?