Belarus sửa đổi hiến pháp để mở rộng quyền của Tổng thống

Tổng thống Alexander Lukashenko có thể có cơ hội tại vị cho đến năm 2035. Ảnh: AP
Tổng thống Alexander Lukashenko có thể có cơ hội tại vị cho đến năm 2035. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các nhà chức trách ở Belarus đã công bố một dự thảo tài liệu đề xuất sửa đổi hiến pháp của nước này có thể cho phép Tổng thống Alexander Lukashenko củng cố thêm quyền lực của mình và tại vị cho đến năm 2035.

Các đề xuất sửa đổi đã được công bố vào thứ Hai trên trang web chính thức của Tổng thống và trang web của hãng thông tấn nhà nước Belta. Người dân Belarus được khuyến khích gửi bình luận, đề xuất và ý kiến ​​của họ về những thay đổi này. Ông Lukashenko không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về các sửa đổi được đề xuất.

Các sửa đổi hiến pháp đang được đề xuất đưa trở lại các giới hạn đối với các nhiệm kỳ tổng thống đã bị bãi bỏ trong nhiệm kỳ của ông Lukashenko, cho phép một Tổng thống chỉ được đảm nhiệm chức vụ hai nhiệm kỳ 5 năm.

Tuy nhiên, hạn chế này sẽ chỉ có hiệu lực sau khi một "Tổng thống mới được bầu", điều này tạo cơ hội cho ông Lukashenko tranh cử thêm hai nhiệm kỳ sau khi nhiệm kỳ hiện tại của ông kết thúc vào năm 2025.

Nhà phân tích chính trị độc lập Valery Karbalevich cho biết: “Ông Lukashenko đã mở ra con đường dẫn đến chức Tổng thống cho mình ít nhất là đến năm 2035, khi ông ấy 81 tuổi".

Những thay đổi khác đối với Hiến pháp được đề xuất bao gồm kéo dài nhiệm kỳ của quốc hội từ bốn năm lên năm năm và giới thiệu Hội đồng nhân dân toàn Belarus như một cơ quan mới hoạt động song song với quốc hội.

Một thay đổi khác sẽ cấp cho các cựu Tổng thống quyền miễn trừ truy tố đối với những hành động mà họ đã thực hiện khi còn đương chức. Các sửa đổi cũng loại bỏ các điều khoản về "tính trung lập" và "tình trạng phi hạt nhân hóa" của Belarus.

Các đề xuất sửa đổi Hiến pháp sẽ được trưng cầu dân ý, dự kiến tổ chức ​​vào tháng 2/2022 và sẽ được công nhận nếu có hơn 50% phiếu bầu, với tỷ lệ cử tri đi bầu là 50%.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.