Belarus "mặc cả" với EU về các lệnh trừng phạt

Lực lượng an ninh Ba Lan chặn người di cư mắc kẹt ở biên giới với Belarus ở Usnarz Gorny. Ảnh: AP
Lực lượng an ninh Ba Lan chặn người di cư mắc kẹt ở biên giới với Belarus ở Usnarz Gorny. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quốc hội Belarus đã bỏ phiếu đình chỉ một thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) về việc tiếp nhận người di cư. Theo đó, quyết định ngừng nghĩa vụ của Belarus trong việc tiếp nhận lại những người di cư đã vượt qua lãnh thổ của mình vào EU.

Cuộc bỏ phiếu tại thượng viện của Quốc hội Belarus chính thức hóa động thái được Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko công bố vào tháng Sáu. Bộ trưởng Nội vụ Ivan Kubrakov mô tả việc đình chỉ thỏa thuận là một "biện pháp tạm thời" và nói rằng người di cư sẽ được chấp nhận một khi "quan hệ bình thường hóa".

Tổng thống Lukashenko và các quan chức của ông nói rằng biện pháp này là một phần trong phản ứng của Belarus đối với các lệnh trừng phạt của EU đối với Minsk. Nhà lãnh đạo Belarus tuyên bố rằng nước này không thể chi trả các chi phí liên quan đến việc ngăn chặn dòng người di cư đến châu Âu và thay vào đó sẽ sử dụng các khoản tiền để bù đắp tác động của các lệnh trừng phạt của EU.

Các nước láng giềng Ba Lan và Lithuania đã phải vật lộn để đối phó với số lượng người di cư cao bất thường, hầu hết từ Iraq và Afghanistan, đến biên giới của họ với Belarus trong những tháng gần đây.

EU đã cáo buộc Tổng thống Lukashenko khuyến khích dòng người di cư và sử dụng họ như một vũ khí trong "cuộc chiến lai" chống lại khối 27 quốc gia.

Ba Lan đã phản ứng với cuộc di cư quy mô lớn bằng cách triển khai quân đội, từ chối cho người di cư xin tị nạn và đẩy một số người trở lại biên giới sang Belarus. Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan hồi đầu tuần cũng cho biết Chính phủ nước này cảnh báo những người di cư tiềm năng rằng biên giới của Ba Lan với Belarus đã bị phong tỏa.

Trước đó, vào tháng 6, Belarus tuyên bố ngừng hợp tác ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp và từ chối nhập cảnh đối với các quan chức EU để trả đũa các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu.

EU đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế gay gắt mới đối với Belarus về việc điều một máy bay chở khách vào tháng trước để bắt giữ một nhà báo bất đồng chính kiến. Các biện pháp trừng phạt nhắm vào các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước này, bao gồm kali - một thành phần phân bón phổ biến, các sản phẩm dầu mỏ và xuất khẩu của ngành công nghiệp thuốc lá.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, đã lên án các lệnh trừng phạt của EU là một phần của "cuộc chiến hỗn hợp" do phương Tây tiến hành chống lại Belarus.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.