Bé trai suy thận cấp sau khi bị mẹ đánh vào mông, bác sĩ chỉ 5 vị trí tránh động mạnh trên người con

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng đánh vào mông của trẻ thường an toàn hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Nhưng trên thực tế điều này là sai.

Với bản tính ương bướng, cậu bé Tiểu Vũ ( 9 tuổi, sống tại Chiết Giang, Trung Quốc) thường bị mẹ đánh đòn. Thông thường, người mẹ chỉ đánh bằng tay, nhưng một lần tức giận, mẹ của bé đã dùng cán chổi đánh con vào mông vì nghĩ đánh vào mông sẽ an toàn.

Tuy nhiên, sau trận đòn đó, bé có hiện tượng mệt mỏi và tiểu tiện bất thường. Gia đình vội đưa bé đến viện, sau khi thăm khám và chụp chiếu, bệnh nhi được chẩn đoán suy thận cấp, có thể ảnh hưởng tính mạng nếu không cứu chữa kịp thời.

Ảnh minh họa

Bác sĩ cho biết nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng đánh vào mông của trẻ thường an toàn hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Nhưng trên thực tế điều này là sai. Nếu thường xuyên bị đánh, da trẻ sẽ bị ứ máu, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận. Trường hợp nặng sẽ bị suy thận cấp như Tiểu Vũ. Nếu quá mạnh tay, việc đánh đòn vào mông cũng có thể gián tiếp làm tổn thương não bộ trẻ.

Theo các bác sĩ, một số trẻ suy thận cấp có thể do cha mẹ đánh đập quá nặng khiến mô cơ bị hoại tử, cơ thể sinh ra một lượng lớn myoglobin, ion kali và các chất khác. Tổn thương thận cấp tính xảy ra do xuất huyết. Tình trạng này tương tự với chứng tiêu cơ vân.

5 vị trí quan trọng trên cơ thể trẻ, cha mẹ không tùy tiện đánh vào

Các bác sĩ khuyến cáo, khi giáo dục con cái, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến những vị trí này, không nên đánh vào khi đang tức giận.

Thay vì đánh con, bố mẹ có thể phạt bằng cách bắt úp mặt vào tường. Ảnh minh họa

Không đánh vào mông

Nhiều bậc cha mẹ luôn thích đá vào mông con cái khi họ dạy con nhưng đây là bộ phần cần tránh. Cha mẹ cho rằng, vị trí này không quá nguy hiểm nhưng việc đánh quá mạnh sẽ gây tổn thương các mô mềm, hình thành những vết bầm tím, có thể nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp nặng.

Không đánh vào sau gáy

Phía sau đầu cũng là một nơi rất nhạy cảm, các dây thần kinh ở phía sau đầu phân phối các mô tế bào thần kinh quan trọng cho sự phát triển của não, một khi bị va đập mạnh, tổn thương gây ra là không thể phục hồi. Thậm chí, trí thông minh của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ có thể trở nên ngốc nghếch hơn.

Không đánh vào bụng

Bụng của trẻ là nơi tập trung của các cơ quan nội tạng, cha mẹ không được tác động mạnh vào bụng của trẻ, nếu không sẽ gây nguy hiểm.

Không đánh vào tai

Có nhiều trường hợp thực tế cho thấy, việc kéo tai, tát vào tai gây ảnh hưởng tới thính giác của trẻ, từ việc ù tai cho tới ngất xỉu, thậm chí là điếc. Nhiều bậc cha mẹ rất mạnh tay, lại không kiểm soát được lực khi đánh con, dễ làm tổn thương thính giác của con mình.

Không đánh vào lưng

Đánh vào lưng trẻ có thể dễ dàng làm chấn thương cột sống và cơ quan bên trong. Vị trí này cũng cần cha mẹ tránh, đừng vì vài phút nóng nảy mà “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” vào lưng con mình.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

Đọc thêm

Nơi bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như gia đình

Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.

(PLVN) - Tận tâm, chu đáo, luôn ở cạnh động viên tinh thần và coi bệnh nhân như người nhà, đó là những gì mà nhiều người bệnh cảm nhận được khi điều trị tại Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Nam thanh niên sống sót thần kỳ sau 9 ngày bị mắc kẹt giữa sông

Phạm Minh Thắng nhập viện trong tình trạng sức khoẻ suy kiệt nghiêm trọng sau 9 ngày mắc kẹt, nhịn đói giữa dòng sông.
(PLVN) -  Trong lúc, đi xem người ta câu cá, vì mệt quá Thắng nằm ngủ quên trên bãi bồi ngoài sông. Nào ngờ, khi nước sông bất ngờ dâng cao đã khiến nạn nhân mắc kẹt suốt 9 ngày đêm giữa sông trong tình trạng không có thức ăn, chỉ uống nước sông cầm cự đến khi được giải cứu…

Tin mới nhất về sức khoẻ bé gái Làng Nủ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm hỏi và động viên gia đình cháu T.N tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thành Dương
(PLVN) - Sau 2 tuần được điều trị và chăm sóc tích cực tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, đến hôm nay, 24/9, bệnh nhi M.H.T.N (nữ, 11 tuổi, nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã có một số cải thiện. Hiện N. tỉnh táo, có thể nói chuyện, ăn qua sonde...

Đề xuất xây dựng một bộ luật riêng mang tên Luật Dinh dưỡng học đường

Đề xuất xây dựng một bộ luật riêng mang tên Luật Dinh dưỡng học đường
(PLVN) -  “Từ tâm nguyện góp phần cải thiện sức khỏe, tầm vóc người Việt và bề dày kinh nghiệm của mình trong công cuộc cải thiện sức khỏe, tầm vóc người Việt, Tập đoàn TH đề xuất xây dựng một bộ luật riêng tên là Luật Dinh dưỡng học đường” – Nhà sáng lập Tập đoàn TH phát biểu tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp sáng 21/9.