Bé trai nuốt trọn chiếc lò xo sắt vào cổ họng

Dị vật cháu bé nuốt vào cổ họng được các bác sĩ gắp ra.
Dị vật cháu bé nuốt vào cổ họng được các bác sĩ gắp ra.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM vừa gắp thành công dị vật là một chiếc lò xo cho một bé trai 9 tuổi nuốt phải.

Theo lời kể của gia đình trẻ, trước khi nhập viện 1 giờ, khi bé đang chơi thì người nhà phát hiện bé bị dị vật trong họng. Ngay lập tức, bé được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM.

Bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân không khó thở thanh quản, không có hội chứng xâm nhập. Các bác sĩ đã tiến hành khám, thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, X-quang và soi dị vật. Qua đó phát hiện một lò xo sắt 2 càng, chiều dài mỗi càng 3cm, trong đó 1 càng bị cài ở thành sau họng.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định gây mê để lấy dị vật cho trẻ. Sau lấy dị vật niêm mạc trầy xước ở thành sau họng và thanh thiệt.

TS.BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, đây là một trường hợp hiếm gặp trong hơn 30 năm công tác. Muốn lấy dị vật khó này cần phải quan sát kỹ để xác định hướng lò xo rồi dùng kẹp lại.

"Loại dị vật này là móc lò xo dễ bị bung ra, có 2 đầu nhọn có thể móc vào các mô trong họng, thực quản của bé nếu bị lún sâu xuống. Như vậy phải nắm rõ tính chất của dị vật, khi bóp được 2 đầu vào thì lò xo sẽ thu nhỏ lại, lấy ra dễ dàng hơn và không gây sang chấn", TS.BS Quang Minh nói.

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, để tránh việc trẻ bị hóc dị vật, khi ăn uống, người lớn cũng như trẻ nhỏ tránh vừa ăn vừa nói mà cần nhai kỹ; phụ huynh khi cho trẻ ăn cần chú ý lấy kỹ xương, khi ăn trái cây có hột nên hướng dẫn trẻ bỏ hột, không để các đồ vật nhỏ khi bé chơi có thể nuốt, nhét vào tai...

Ths.BSCK II Trương Mỹ Thục Uyên - Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho hay, so với trẻ bình thường, trẻ tự kỷ có nhiều nguy cơ hóc phải dị vật hơn. Theo một nghiên cứu năm 2021, trẻ tự kỷ ảnh hưởng tiêu cực gấp 3-4 lần so với trẻ bình thường. Đặc biệt là dịch COVID-19 vừa qua, khi thực hiện giãn cách xã hội, trẻ không được đến trường, dễ dẫn đến các hành vi tiêu cực, làm những hành động có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe mà không biết.

Các bác sĩ cho biết, rất may bệnh nhân nhập viện ngay khi vừa nuốt dị vật khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên, do trẻ bị tự kỷ nên không hợp tác, khó khăn trong quá trình khám bệnh. Bác sĩ đánh giá, tình trạng này để lâu có thể gây nhiễm trùng, đâm thủng những cấu trúc trong họng liên quan đến vùng thực quản, gây viêm nhiễm thực quản, áp xe phổi, ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết hóc dị vật đó là trẻ có cảm giác nuốt khó và đau. Nếu dị vật lớn thì trẻ không nuốt được nước bọt và nhổ nước bọt liên tục. Thường các bé tự kỷ không tương tác được bình thường nên người lớn phải theo dõi các cháu.

Khi phụ huynh phát hiện con mình nuốt phải dị vật hoặc nghi ngờ con hóc dị vật cần đưa con đi khám kịp thời bởi khi để muộn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.