Bé trai hơn 1 tháng tuổi ngưng thở do nhiễm virus nguy hiểm

Bệnh nhi nguy kịch được điều trị tại bệnh viện.
Bệnh nhi nguy kịch được điều trị tại bệnh viện.
(PLVN) - Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV), bệnh nhi 39 ngày tuổi ở Phú Thọ ngưng thở nhiều cơn, tím tái và vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Bệnh nhi là bé trai P.H.Đ (39 ngày tuổi, ở Thanh Ba). Mẹ bé kể lại, ở nhà trẻ ho nhiều kèm bú kém 2 ngày.

Sáng 13/9, trẻ khó thở nên gia đình đưa đến cơ sở y tế khám và được các bác sĩ xử trí cấp cứu, test RSV dương tính và chuyển ngay lên bệnh viện ở Phú Thọ.

Trẻ vào viện trong tình trạng thở rên, nhiều cơn ngưng thở dài kèm tím tái, chỉ số oxy máu giảm nặng đe doạ tính mạng. Nhận thấy tình trạng trẻ suy hô hấp nghiêm trọng, các bác sĩ khoa nhi đã ngay lập tức cấp cứu, đặt nội khí quản cho trẻ thở máy, điều trị hỗ trợ.

Tại bệnh viện, trẻ được chăm sóc đặc biệt 24/24h. Sau hơn 10 ngày điều trị, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, ổn định và được xuất viện.

Theo bác sĩ, hiện nay mối nguy hiểm virus RSV đã và đang đe doạ đến sức khoẻ của trẻ em đặc biệt nặng nhất ở trẻ dưới 2 tuổi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tình trạng viêm đường hô hấp do virus RSV sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Các biểu hiện khi bị nhiễm RSV thường bao gồm: Sổ mũi, ho, hắt hơi và sốt, kèm theo khò khè… Tuy nhiên, những biểu hiện này thường xuất hiện trong các giai đoạn đầu và không phải tất cả cùng một lúc. Và nếu trẻ nhỏ bị nhiễm RSV, các biểu hiện duy nhất có thể là khó chịu, giảm hoạt động và khó thở.

Theo chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương, virus RSV này có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ vật cứng tới hơn 6 tiếng đồng hồ, sống trên quần áo và bàn tay cho tới 1 giờ. Một người sau khi bị nhiễm virus có thể sau 2 – 8 ngày mới biểu hiện triệu chứng. Hiện nay, chưa có vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp. Tuy nhiên, cha mẹ có thể chủ động phòng tránh giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây nhiễm RSV cho trẻ, tránh bùng phát thành dịch, bằng cách:

  • - Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời kéo dài đến 2 tuổi
  • - Nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ, nhất là khi vừa tiếp xúc với những trường hợp có biểu hiện cảm cúm
  • - Ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng
  • - Giữ gìn môi trường sạch sẽ, thoáng mát
  • - Vệ sinh mũi họng, thân thể, rửa tay thường xuyên, nên cho trẻ dùng riêng cốc và dụng cụ ăn uống
  • - Khi cho trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang
  • - Tránh hôn, thơm, bắt tay trẻ
  • - Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
  • - Rửa sạch đồ chơi và vệ sinh các bề mặt trẻ hay chạm vào thường xuyên
  • - Ở những đối tượng có nguy cơ cao diễn biến bệnh nặng khi nhiễm RSV có thể tiêm dự phòng kháng thể đơn dòng mỗi tháng một lần vào mùa dịch giúp tăng cường miễn dịch chống lại virus RSV tốt hơn.
  • - Tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine được khuyến cáo theo độ tuổi, đặc biệt với trẻ nhỏ.
  • Đọc thêm

    Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

    Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
    (PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

    Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

    Ảnh minh họa.
    (PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

    Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

    Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
    (PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...