Bé trai bị mẹ ngủ quên, đặt tay lên mặt đã tử vong

(PLO) -  Bé trai được đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng mặt tím tái, ngạt thở, phải thở máy suốt 1 tháng nhưng đã không qua khỏi.

Những ngày qua, thông tin bé Nguyễn N.A. (4 tháng tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) không may chết não rồi tử vong do mẹ bé trong lúc ngủ thiếp đi vô tình gác tay lên mặt con được nhiều người chia sẻ, tuy nhiên có nhiều luồng thông tin trái chiều liên quan đến sự việc này.

Để xác tín lại thông tin, PV VietNamNet đã trực tiếp gặp vợ chồng anh Nguyễn Phương N. (28 tuổi) và chị Dương Như H. (27 tuổi), là bố mẹ của bé N.A.

Chị H. cho biết, sự việc đau lòng xảy ra vào sáng 18/10. Hơn 6h sáng, chị tỉnh giấc đánh thức con gái lớn dậy đi học, sau đó ngủ thiếp trên giường. Sau hơn 30 phút, chị bừng tỉnh giấc khi con gái gọi giật giọng nói mẹ đè tay lên mặt em, mũi em xuất hiện bọt màu hồng nhạt. 

Bố mẹ đau đớn kể lại phút bé trai 4 tháng ở Hà Nội tử vong do ngủ bị đè
Trưa 19/11, gia đình đưa bé N.A về nhà

Hốt hoảng, chị H. lay con trai nhưng bé không phản ứng, lúc này chị thấy mặt và môi con đã tái đi. Sau khi lấy tăm bông ngoáy mũi cho con, chị làm hô hấp nhân tạo nhưng vẫn không hiệu quả, sau đó bế con chạy xuống đường bắt xe ôm đến BV Việt Nam-Cuba cấp cứu. Anh N. đang trên đường về Hà Nội cũng tức tốc phi thẳng vào bệnh viện.

Sau hơn 30 phút cấp cứu ngừng tim tại BV Việt Nam-Cuba, bé N.A đã có nhịp tim trở lại, được chuyển đến BV Tim Hà Nội điều trị. Kết quả chụp chiếu ban đầu kết luận, bé chưa có tổn thuơng não nhưng cần theo dõi thêm.

Bố mẹ đau đớn kể lại phút bé trai 4 tháng ở Hà Nội tử vong do ngủ bị đè
Vợ chồng anh N. kể lại sự việc

16h cùng ngày, bệnh nhi được chuyển tiếp sang khoa Nhi, BV đa khoa Xanh Pôn trong tình trạng hôn mê, giật tay 2 bên, tim đều 160 lần/phút, mạch quay rõ, phổi thông khí đều, trán lạnh, hạ nhiệt độ.

Tại đây bé được thở máy và hồi sức tích cực. Sau vài ngày, kết quả chụp MRI cho thấy bé bị tổn thương nhồi máu não đa ổ tại nhiều vị trí do di chứng não/ngừng tim cơn rung nhĩ nhanh.

Đến ngày thứ 10, vợ chồng chị H. được bác sĩ gọi vào thông báo não không phục hồi dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức. Suốt 15 ngày điều trị tại BV Xanh Pôn sau đó, tình trạng của bé vẫn không tiến triển, nhịp tim ở mức 140 lần/phút, mạch quay rõ, có nhiều cơn tăng huyết áp, cao nhất ở mức 180/87/105 mmHg, thở oxy qua ống nội khí quản.

Bố mẹ đau đớn kể lại phút bé trai 4 tháng ở Hà Nội tử vong do ngủ bị đè
Giấy chuyển viện từ BV Xanh Pôn sang BV Nhi TƯ

Ngày 13/11, trẻ được chuyển tuyến sang BV Nhi TƯ. Anh N. cho biết, sau hơn 1 ngày điều trị tại đây, con trai được chuyển sang khoa Nhi, BV đa khoa Đức Giang để điều trị với lý do BV Nhi TƯ “hết máy thở”.

“Tại BV đa khoa Đức Giang, các bác sĩ hết sức quan tâm, tuy nhiên bác sĩ thông báo với vợ chồng tôi rằng bé không thể cứu được do đã rơi vào tình trạng chết não.  Bé còn hồng hào là do thở máy, nếu rút ra sẽ tử vong”, anh N. kể lại. Những ngày bé nằm viện, cả 2 vợ chồng anh, ông bà nội, ngoại 2 bên khóc rất nhiều.

Sau khi xảy ra sự việc đáng tiếc, anh N. chia sẻ vợ chồng anh đều rất buồn, đêm không ngủ được vì nhớ con. Tuy nhiên câu chuyện của bé N.A bị thêu dệt và chia sẻ quá nhiều với nhiều thông tin không chính xác, “đổi trắng thay đen” nên vợ chồng anh phải lên tiếng để đính chính.

Nằm tiếp tại đây 5 ngày, sáng 19/11, gia đình quyết định chụp kiểm tra não bé một lần nữa nhưng điều kỳ diệu đã không đến. Trưa 19/11, gia đình đón bé về nhà, gần 14h cùng ngày rút ống thở để bé ra đi nhẹ nhàng. Ngay tối 19/11, vợ chồng anh N. đưa bé về quê nội ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội để tổ chức an táng.

“Có bố mẹ nào mà không thương con, xót con nhưng nhiều người không hiểu nói những lời lẽ xúc phạm,  không đúng sự thật khiến vợ chồng tôi rất buồn”, anh N. chia sẻ.

Qua câu chuyện không may với bé N.A, anh N. cũng mong các bố mẹ khi chăm con nhỏ lưu ý hơn để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc./.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.