Bé trai 6 tháng tuổi thiệt mạng vì nuốt hột quả vải

Trong khi người lớn ăn vải và lơ là không để ý, bé trai 6 tháng tuổi cầm được hột vải và bỏ vào miệng, dẫn đến hóc, tắc đường thở. Sự việc đau lòng xảy ra vào khoảng 16h hôm qua, tại xã Quyết Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Sự việc đau lòng xảy ra vào khoảng 16h hôm qua, tại xã Quyết Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Trong khi người lớn ăn vải và một phút lơ là không để ý, bé trai 6 tháng tuổi đã cầm được hột vải và bỏ vào miệng, dẫn đến hóc, tắc đường thở.

Mặc dù phát hiện kịp thời nhưng gia đình đã không cứu được, em bé tử vong sau đó ít phút.

Đây là bài học rất đắt giá cho các gia đình có con, cháu nhỏ.

Trẻ nhỏ rất dễ bị sặc, hóc do các bé thích bỏ mọi thứ vào miệng. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết cách sơ cứu kịp thời.

Cách xử lý khi bị sặc, hóc

Cứu chữa cho một em bé:

1. Giữ em bé của bạn trong tư thế mặt úp, đầu dốc ngược thấp hơn thân dọc theo cánh tay bạn. Đầu và vai trên cánh tay bạn. Vỗ mạnh vào phần trên của lưng 5 cái.

2. Xoay mặt bé về phía cánh tay kia của bạn, rồi nhìn vào trong miệng bé và dùng một ngón tay lấy dị vật ra. Nhớ đừng thọc sâu vào cổ họng của bé.

3. Nếu vỗ lưng không thành công thì để hai ngón tay ở phần nửa dưới của xương ức và ấn mạnh xuống với nhịp độ 3 giây một lần. Làm như vậy để tạo ra một cơn ho nhân tạo. Kiểm tra miệng bé lại lần nữa.

4. Nếu vật cản vẫn chưa lấy ra được thì bạn hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 3 thêm ba lần nữa đồng thời gọi xe cấp cứu đến.

Với trẻ lớn hơn:

1.  Con bạn có thể tự ho để đẩy dị vật ra. Bạn hãy khuyến khích cháu làm như vậy, nhưng cũng đừng để mất thời gian nhiều quá. Nếu như thấy cháu không ho ra được thi hãy cho cháu khum người ra phía trước rồi vỗ mạnh vào giữa xương bả vai 5 cái.

2. Kiểm tra miệng của cháu. Lấy ngón tay đè lưỡi xuống để dễ nhìn. Lấy ra tất cả dị vật nào mà bạn nhìn thấy được.

3. Nếu vỗ lưng không thành công thì hãy ấn mạnh vào ngực cháu, nắm tay lại và đặt nắm tay lên phần dưới xương ức. Lấy tay kia giữ chặt nắm tay. Kéo mạnh nắm tay vào trong đến 5 lần với nhịp độ 3 giây một lần. Kiểm tra miệng lại lần nữa.

4. Nếu ấn ngực không thành công thì hãy ấn bụng. Đặt nắm tay ngay giữa bụng trên, dưới xương sườn. Vòng tay kia qua nắm lấy nắm tay, ấn mạnh hướng lên trên 5 cái. Sau đó, kiểm tra miệng lại lần nữa.

5. Nếu ấn bụng không thành công thì hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 4 thêm ba lần nữa, đồng thời gọi xe cấp cứu.

(Theo “Cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé”, tác giả Elizabeth Fenwick)

Theo TTXVN

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.