Bé trai 4 tháng tuổi mang 'thai trong thai'

Khối "thai" hiếm gặp khiến bụng bé trai quê Trà Vinh phình to.

Bé trai 4 tháng tuổi được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) vì có hiện tượng bụng càng ngày càng to.

Kết quả siêu âm bụng thấy có bất thường. Ảnh chụp CT Scan bụng phát hiện một khối gồm mô đặc, mô mỡ, mô xương kèm với hộp sọ, cột sống và xương sườn chiếm hết một nửa bụng bên phải của bé.

Bệnh nhi được lên lịch mổ ngay.

Bác sĩ Nguyễn Trần Việt Tánh, Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bé trai chỉ mới 4 tháng nhưng khối u thai chiếm hết hơn một nửa bụng phải của bé với đường kính khoảng 12 cm và nặng 1,5 kg.

Khối u này nằm ở vị trí sau phúc mạc và dính vào các cấu trúc quan trọng, đặc biệt là bó mạch của thận phải và động mạch chậu. Ngoài ra u còn chèn ép vào niệu quản khiến thận phải bị ứ nước.

May mắn cuộc mổ ngày 7/1 diễn ra thuận lợi, bệnh nhi không bị mất máu và không cần phải nằm hồi sức theo dõi.

Bác sĩ phẫu thuật mang khối u thai ra ngoài. Ảnh bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ phẫu thuật mang khối u thai ra ngoài.Ảnh bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Vũ Trường Nhân, Phó Khoa Ngoại Tổng hợp, cho biết bé trai mắc tình trạng kỳ lạ và hiếm gặp được gọi là "thai trong thai" (fetus in fetu). Khối mô có cấu trúc giống bào thai, như chân tay, bìu, xương sọ, thận, đốt sống, da, tóc... phát triển bên trong cơ thể thai nhi. Khoảng nửa triệu trẻ mới gặp một trường hợp.

Có hai giả thuyết về sự phát triển "thai trong thai". Giả thuyết thứ nhất, "thai trong thai" có thể là khối bướu quái trưởng thành biệt hóa cao, phân biệt với bướu quái thông thường dựa vào sự hiện diện của đốt sống.

Giả thuyết thứ hai, "thai trong thai" có thể là một thai ký sinh trong cơ thể anh/chị em song sinh. Ở giai đoạn rất sớm của song thai đồng hợp tử, hai thai này có cùng một bánh nhau, một thai cuộn tròn lại và bao quanh thai kia. Thai được bao phủ trở thành thai ký sinh, cuộc sống của nó phụ thuộc hoàn toàn vào ký chủ là người anh/chị em song sinh.

Bác sĩ Nhân khuyến cáo, để phòng tránh các dị dạng thai nhi nói chung, bà bầu nên cẩn trọng trong thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tia phóng xạ. Chỉ dùng thuốc được bác sĩ kê đơn cho sản phụ. Không tự ý uống thuốc không rõ loại dù là thuốc bổ, tân dược hay thảo dược.

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.