Bé trai 3 tuổi có xương ngực lồi như ức gà

Hình ảnh xương ngực bệnh nhi bị lồi lên trước khi phẫu thuật.
Hình ảnh xương ngực bệnh nhi bị lồi lên trước khi phẫu thuật.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ mới phẫu thuật chỉnh hình xương ức cho 1 bé trai có lồng ngực lồi lên như ức gà.

Cháu Đ.N.V (3 tuổi, trú tại huyện Thanh Sơn) có lồng ngực lồi từ nhỏ nhưng không đi khám. Gần đây, gia đình thấy cháu gầy hơn, ngực lồi cao hơn, đến mức mặc áo vẫn nhìn thấy nên đã đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ khám và điều trị.

Tại bệnh viện, cháu V được chẩn đoán dị tật bẩm sinh lồi xương ức và được chỉ định phẫu thuật điều trị.

Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhi ổn định, hồi phục tốt, được ra viện sau mổ 6 ngày. Các bác sĩ đã hẹn khám lại định kỳ cho cháu và dự kiến sau khoảng 2 năm sẽ tháo bỏ thanh kim loại được đặt trong quá trình phẫu thuật.

Theo bác sĩ, lồi xương ức là một dạng dị tật bẩm sinh thành ngực phía trước. Nó ngược với lõm ngực, tức là lồng ngực không lõm vào trong mà lồi ra ngoài, hoặc vừa lồi vừa lõm. Phần lồi ra bao gồm có 2 loại, xương ức bẻ góc chữ V, lồi ra ngoài hoặc phần sụn cạnh ức của các xương sườn lồi lên, hoặc phối hợp cả 2. Nó còn được gọi là ngực gà, hay ngực chim bồ câu.

Lồi ngực thường không ảnh hưởng đến hoạt động của tim và phổi, tuy nhiên do hình dáng lồi phía trước thường kéo hẹp 2 bên khung sườn nên có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Người có dị tật này thường có sức khoẻ tổng thể kém hơn, khả năng chịu đựng, chống đỡ với bệnh tật cũng kém hơn, nhất là với các bệnh đường hô hấp. Hơn nữa, cũng như lõm ngực, người bị lồi ngực thường có tâm lý mặc cảm và thiếu tự tin.

Lồi ngực ít gặp hơn lõm ngực rất nhiều nhưng lại rất khó để phẫu thuật chỉnh sửa. Dị tật nếu không được điều trị không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của người bệnh.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.