Bé trai 12 tháng tuổi tử vong vì nhiễm trùng huyết do tụ cầu

ThS.BS Lê Nhật Cường – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa đang theo dõi một bệnh nhi phải lọc máu do nhiễm trùng huyết tụ cầu. Ảnh: BVCC
ThS.BS Lê Nhật Cường – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa đang theo dõi một bệnh nhi phải lọc máu do nhiễm trùng huyết tụ cầu. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chỉ từ ho, viêm phổi, bé trai (12 tháng tuổi) suy đa tạng, rơi vào tình trạng nguy kịch vì nhiễm trùng huyết do tụ cầu.

Bé N.T (12 tháng tuổi, Ninh Bình) tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh diễn biến ở nhà khoảng 3 ngày, trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục (khoảng 39 – 40 độ C), kèm theo ho nhẹ, chảy mũi.

Đến ngày thứ 3, trẻ mệt mỏi, ăn kém, gia đình đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng khó thở, mệt nhiều, li bì, có các dấu hiệu của suy tuần hoàn. Tại đây, trẻ được chẩn đoán ban đầu là sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết. Các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, thở máy, sử dụng thuốc trợ tim, kháng sinh và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thần kinh, tổn thương thận cấp (tình trạng suy đa cơ quan do sốc nhiễm trùng). Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực Nội khoa đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp tích cực như: thở máy, sử dụng thuốc trợ tim nâng huyết áp, kháng sinh phù hợp và tiến hành lọc máu liên tục do trẻ có biểu hiện suy thận cấp.

Kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ nhiễm khuẩn huyết tụ cầu. Đây là nguyên nhân khá thường gặp gây tổn thương nhiều cơ quan như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, viêm xương, viêm khớp.

Bệnh nhi N.T tiếp tục được điều trị tích cực bằng kháng sinh, dẫn lưu màng phổi, màng tim (dọn sạch các ổ nhiễm trùng), hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn. Dù tình trạng tim mạch của trẻ cải thiện, tuy nhiên do trẻ bị biến chứng viêm phổi hoại tử gây ra do tụ cầu rất nặng nề, nên trẻ đã tử vong sau 15 ngày điều trị.

Theo ThS.BS Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, tụ cầu là căn nguyên nhiễm khuẩn thường gặp, ban đầu có thể gây ra các tổn thương ngoài da như nhọt, chín mé, hoặc viêm tấy tại các vết thương hở. Nếu được phát hiện và điều trị đúng bệnh, kịp thời, trẻ sẽ có thể khỏi hoàn toàn. Một số trường hợp vi khuẩn lan vào máu và gây ra tổn thương nhiều cơ quan như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm khớp mủ, viêm cơ. Một số trường hợp nặng có thể gây sốc nhiễm trùng (tình trạng nhiễm khuẩn gây ra hạ huyết áp).

Điều trị sốc nhiễm trùng chủ yếu là phát hiện sớm, sử dụng kháng sinh kịp thời, hồi sức hô hấp bằng hỗ trợ thở máy, hồi sức tuần hoàn bằng thuốc vận mạch, trợ tim. Ngoài ra, một số biện pháp hỗ trợ tích cực cho bệnh nhi nhiễm trùng huyết như: lọc máu liên tục hỗ trợ trong các bệnh nhân suy thận, sử dụng tim phổi nhân tạo (ECMO) cho các bệnh nhân suy hô hấp nặng, suy tuần hoàn nặng không đáp ứng với sử dụng thuốc vận mạch.

Đáng nói, dù có nhiều tiến bộ trong điều trị hồi sức và được can thiệp phù hợp ngay từ đầu, nhưng nhiễm trùng huyết do tụ cầu vẫn có tỷ lệ tử vong khá cao. Theo các nghiên cứu trên thế giới: Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở các nước phát triển là khoảng 22% và các nước đang phát triển là khoảng 33%. Một tổng kết tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tụ cầu cũng chiếm khoảng 30% và chủ yếu trên các bệnh nhi có tổn thương thần kinh (viêm màng não), tổn thương tim mạch (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tràn dịch màng tim).

Tụ cầu khuẩn là các vi khuẩn Gram dương, hiếu khí, trong đó Staphylococcus aureus là tác nhân gây bệnh nhiều nhất; nó thường gây ra nhiễm trùng da và đôi khi viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, dẫn đến hình thành các ổ áp xe. Một số chủng tạo nên các độc tố phức tạp gây viêm dạ dày ruột, hội chứng bong vảy da và sốc nhiễm khuẩn.

Đọc thêm

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.