Bế mạc lớp đào tạo nghề công chứng tại Lâm Đồng

Trao chứng chỉ cho các học viên lớp đào tạo nghề công chứng khoá 24.
Trao chứng chỉ cho các học viên lớp đào tạo nghề công chứng khoá 24.
(PLVN) - Ngày 9/4, Học viện Tư pháp tổ chức lễ bế giảng lớp đào tạo nghề công chứng khoá 24 năm 2021 tại tỉnh Lâm Đồng. Đây là lớp đào tạo nghề công chứng đầu tiên được Học viện Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp địa phương tổ chức tại Lâm Đồng.

Bà Trần Thị Mỹ Linh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng cho biết, với sự nỗ lực chung của các giảng viên, học viên, lớp học đã hoàn thành chương trình theo tiến độ đề ra. Có 104/119 học viên tốt nghiệp được trao chứng chỉ hành nghề công chứng. Học viên tham gia khoá đào tạo không chỉ sống và làm việc trên đia bàn Lâm Đồng mà còn từ các tỉnh lân cận.

Việc Học viện Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Lâm Đồng tổ chức lớp đào tạo hành nghề công chứng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc bổ sung nguồn nhân lực cho các tổ chức hành nghề công chứng ở Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung: “Sau khoá 24, Sở sẽ tiếp tục rà soát, nếu nhu cầu thực tế vẫn có thì sẽ phối hợp với Học viện Tư pháp tổ chức tiếp các lớp đào tạo nghề công chứng", bà Linh nói.

Các học viên tham gia lễ bế mạc.

Các học viên tham gia lễ bế mạc.

Trước đó, ngày 23/10/2021, Học viện Tư pháp đã phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng tổ chức Lễ khai giảng trực tuyến Lớp đào tạo nghề công chứng năm 2021 tại Lâm Đồng.

Tham gia lớp đào tạo nghề công chứng năm 2021 tại Lâm Đồng, các học viên đều tốt nghiệp cử nhân luật, thạc sĩ luật từ các trường đại học như: Đại học Đà Lạt, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kinh tế - Luật TP HCM, Đại học Mở TP HCM, Đại học Luật TP HCM....

Theo học lớp đào tạo nghề công chứng, các học viên học theo chương trình chi tiết đào tạo nghề công chứng theo hệ thống tín chỉ. Với chương trình này, học viên sẽ phải tích lũy tổng cộng 38 tín chỉ trong đó khối kiến thức về nghề công chứng và công chứng viên 5 tín chỉ, khối kiến thức về kỹ năng hành nghề của công chứng viên 27 tín chỉ và khối kiến thức về thực hành nghề công chứng 6 tín chỉ.

Nội dung chương trình này có nhiều điểm khác biệt so với chương trình đào tạo cũ theo niên chế, đòi hỏi học viên phải tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu và thực hành kỹ năng nghề nghiệp nhiều hơn. Đối với chương trình theo tín chỉ, học viên không phải thi tốt nghiệp. Học viên tích lũy đủ 38 tín chỉ sẽ được xét công nhận tốt nghiệp. Vì thế, mỗi học phần thi giống như là thi tốt nghiệp. Việc thực tập của chương trình đào tạo theo tín chỉ cũng có nhiều điểm khác biệt.


Đọc thêm

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.