Bế mạc Lễ hội văn hóa trà: Mai về nơi ấy chung chiêng…

(LĐ online) - Sáu ngày, diễn ra trên nhiều địa phương của tỉnh Lâm Đồng, ba ngày dồn tụ với những điểm nhấn tại TP Bảo Lộc. 5 chương trình chính, 7 chương trình hưởng ứng, 8 chương trình mở, Lễ hội văn hóa trà Lâm Đồng lần thứ III/2010 đã khép lại với gần 15 ngàn du khách tham dự.

[links()](LĐ online) - Sáu ngày, diễn ra trên nhiều địa phương của tỉnh Lâm Đồng, ba ngày dồn tụ với những điểm nhấn tại TP Bảo Lộc. 5 chương trình chính, 7 chương trình hưởng ứng, 8 chương trình mở, Lễ hội văn hóa trà Lâm Đồng lần thứ III/2010 đã khép lại với gần 15 ngàn du khách tham dự. Dẫu gì thì đêm bế mạc vẫn để lại dư vị dịu ngọt và lay động. Bởi, chính nghiệp trà là sự quyện hòa giữa con người với vũ trụ; thức trà là tinh túy chưng cất từ thiên-địa-nhân. TRÀ- luôn mang lại cảm thức về một chiều sâu văn hóa nội tại.  
Các bạn có thể bấm vào mũi tên phía dưới để xem clip Bế mạc lễ hội trà.
[video(28821)]
trao giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu trà B"lao cho 7 danh trà.
Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu trà B"lao cho 7 danh trà. Ảnh" Thụy Trang
Cũng là Quảng trường 28/3, nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của TP Bảo Lộc, nhưng đêm bế mạc Lễ hội văn hóa trà bịn rịn, quyến luyến dâng đầy. Chia tay với TRÀ trong cảm xúc đa chiều: thanh thoát mà sâu nặng, tự hào và tin yêu… Đêm nay, một lần nữa tôn vinh những người làm trà. “Bình minh lên rực hồng chân mây/ Bạt ngàn trà xanh như muôn con sóng căng đầy”; “Thành phố bừng lên trong lời ca/ Chào mùa xuân mới…”. Giai điệu và ca từ “B’Lao vùng đất danh trà” của nhạc sỹ Dương Toàn Thiên ngân lên, mở ra trong khoáng đạt đến vô cùng. Trên phông âm nhạc rộn ràng, tươi vui đó nổi bật hai màu sắc chủ đạo là trắng và xanh của những cô gái váy dài voan, khăn voan, đầu đội biểu tượng búp chè xanh. Duyên dáng mà đằm thắm, trinh nguyên mà tươi trẻ… Vùng đất bazan Đồng Nai Thượng này là “địa linh” của cây trà chứ gì nữa. Từ sân khấu chính này, bán kính trên dưới 40 cây số, Bảo Lộc và Bảo Lâm là nơi có diện tích chè lớn nhất nước: 25.000 ha với hơn 10.000 nông hộ trồng chè. Đất này, trồng trà, chế biến trà nghiệp nối nghiệp, đời nối đời ngót nghét 80 năm nay. Một “đời trà B’Lao” đã đi qua 5 đời người-5 thế hệ gắn bó với nghiệp trà. Địa danh B’Lao được những người làm trà đặt tên cho sản phẩm của họ. “Trà B’Lao”, tên ấy là nơi sinh, là “quê quán”, nhưng ý nghĩa quan trọng hơn là trách nhiệm và niềm tự hào của chủ nhân làm ra sản phẩm. Không còn là ý thức mà nghiệp trà là máu thịt, thân thiết của con người nơi đây. Mảnh đất thân thương này hình thành nên “phố trà” và những danh trà  “thương hiệu B’Lao”. Nhãn hiệu “trà B’Lao” tự sinh từ mấy chục năm của thế kỷ trước để đêm bế mạc hôm nay chính thức được pháp lý hóa. Bảy đơn vị được nhận “Quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trà B’Lao”: Tâm Châu, Trâm Anh, Phương Nam, Ngọc Bảo… “Đây là một cơ hội mới cho sự phát triển và cũng là một trách nhiệm, danh dự lương tâm của những người sản xuất. Chúng tôi cam kết không ngừng hoàn thiện sản xuất nhằm duy trì phát triển hơn nữa chất lượng sản phẩm xứng đáng với quyền sử dụng nhãn hiệu trà B’Lao”, ông Vũ Hùng Anh chủ doanh nghiệp Trâm Anh phát biểu. Từ đây “hương trà B’Lao” càng bay xa, không chỉ chinh phục kẻ “đàng trong” mà làm xiêu lòng tao nhân mặc khách “đàng ngoài”. Và hơn một lần, “trà B’Lao” tiếp tục theo chân Con Lạc Cháu Hồng đất Việt sẽ làm nức hương, đặm vị với lữ khách muôn phương trời Âu-Mỹ… Sự kiện công bố nhãn hiệu chứng nhận trà B’Lao càng trở nên vô cùng ý nghĩa đối với những người làm trà. Đây là chân giá trị, giá trị đích thực của “thương hiệu trà B’Lao”. Chương trình nghệ thuật có chủ đề “B’Lao vùng đất danh trà” do Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng thực hiện gồm 6 phân cảnh: Sắc hương trà Việt, Tình quê, Niềm vui được mùa, Nhịp điệu phố trà, Hương chè Việt Nam và Bay xa hương trà B’Lao.
Bế mạc Lễ hội văn hóa trà: Mai về nơi ấy chung chiêng… ảnh 2
Ảnh:’ Ngọc Minh
Nhà tổ chức đã khéo léo giới thiệu văn hóa trà Việt bằng những điểm nhấn. Đám rước đại cảnh gồm 6 xe mang biểu tượng: cây trà gần 100 tuổi, dâng trà trong cung đình, trà trong phong tục lễ tết, trong lễ cưới hỏi, trong đời sống người Việt xưa và Bác Hồ với ngành trà Việt Nam. Hiệu ứng của ánh sáng hiện đại lung linh sắc màu càng sinh động các cảnh diễn tái hiện chủ đề của hơn 60 diễn viên.
Bế mạc Lễ hội văn hóa trà: Mai về nơi ấy chung chiêng… ảnh 3
 Ảnh: Ngọc Minh
Quê hương là những gì thuộc về thân thương và vĩnh hằng. Tái hiện cảnh thôn quê xưa của vùng văn hóa châu thổ sông Hồng là các hoạt cảnh nhẫn nại dệt vải của thôn nữ, miệt mài kinh sử của nho sinh; là gánh chè xanh dặt dìu theo số phận, là đám cưới rộn ràng mà chân chất … Không gian rạo rực hạnh phúc, sự lãng mạn càng đong đầy khi văng vẳng lời ca: “Sáng trăng sáng cả vườn chè/ Một gian nhà nhỏ đi về có nhau”; “Đêm nay mới thật là đêm…/ Ai đem trăng tưới lên trên vườn chè” (“Trăng sáng vườn chè”, nhạc sỹ Văn Phụng phổ thơ Nguyễn Bính).
Bế mạc Lễ hội văn hóa trà: Mai về nơi ấy chung chiêng… ảnh 4
 Ảnh: Thụy Trang
Từ “vườn chè” Bắc bộ ắp đầy ánh trăng, không-gian-chè dịch chuyển về chính vùng đất bazan cao nguyên lộng gió. Ca khúc “Thơm từ tay em” của Quỳnh Hợp-Lê Anh Dũng phần nào nói lên được sự duyên dáng, niềm tự hào của người xứ trà. “Chén trà ngon cho lòng dậy hương/ Thơm từ tay em trắng nõn nà/ Có chút khói lam chiều xa vắng/ Chút sương hư ảo chốn sương mờ”. Thư thái mà ngọt ngào, êm dịu và thăng hoa…Cảm xúc thi vị, tinh tế với người làm trà. Hình tượng nghệ thuật rung động bởi được tinh cất từ một nắng hai sương, từ thánh thót giọt mồ hôi rơi… Đêm bế mạc Lễ hội văn hóa trà, bầu trời Bảo Lộc như thấp xuống, trăng và sao cùng vũ điệu tình đất-tình người. Đất, Trời và Người giao hòa. Đêm của nhân duyên nhiều vùng văn hóa. Lúng liếng của quan họ Kinh Bắc, phong trần của dân ca, dân vũ Tây Nguyên. Văn hóa biển và văn hóa rừng, văn minh lúa nước và văn minh nương rẫy… Cụ bà Đỗ Ngọc Sâm năm nay đã 85 tuổi, chủ danh trà Đỗ Hữu, thủy chung với nghề trà 55 năm. Cụ vừa vinh dự được trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành trà Việt Nam” hôm khai mạc. Không dấu niềm hân hoan, cụ dịu dàng giọng Huế: “Tui phấn khởi lắm, sung sướng lắm, vì nghề nghiệp của mình được nhà nước tổ chức. Sau này mình già cả không làm được nữa thì mình để con cháu mình nối dòng, nối dõi, cũng nghề trà này mà thôi. Năm nay được lên tỉnh, tui quá sung sướng!”.             Chim câu bay lên, chở nốt nhạc hòa bình trên đôi cánh. Chùm bóng bay lên, lửng lờ sắc tím lưng chừng trời. Thông điệp của người làm trà gửi lời tri ân vào trời đất, cầu mãi mãi được mưa thuận, gió hòa…Đêm bế mạc khép lại. “Về Bảo Lộc giữa hương chè xanh ngát/ Lời chào mời bằng những tách trà thơm/ Vị quê hương vàng xanh trong vắt/ Hương chè B’Lao quyến luyến níu chân…” (Quỳnh Hợp- Mai Hữu Phước). “Đi giữa hương chè B’Lao”, đi trọn đêm nay, lắng nghe hương trà dâng trong sương…Mai ta về nơi ấy chung chiêng…
Ghi nhanh: Minh Đạo

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.