Bế mạc Đại lễ Vesak 2019: Xứng đáng sự kiện đối ngoại nâng cao vai trò Phật giáo Việt Nam

Toàn cảnh lễ bế mạc Vesak 2019
Toàn cảnh lễ bế mạc Vesak 2019
(PLVN) - Sáng qua (14/5), sau chuỗi sự kiện, các hoạt động văn hóa diễn ra trong ba ngày, Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc (LHQ) 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ ba đăng cai tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc tế Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã chính thức lễ bế mạc. “Tuyên bố Hà Nam Vesak LHQ 2019” đã được công bố với nhiều nội dung đáng chú ý.

Dự chương trình bế mạc có Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN); Hòa thượng. TS. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ; Hòa thượng GS TS Phra Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ; ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ…

Vì sự phát triển bền vững cộng đồng Phật giáo toàn thế giới

Mở đầu lễ bế mạc, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN, Phó Thường trực Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2019 đọc diễn văn bế mạc và khẳng định Đại lễ Vesak 2019 đã thành công tốt đẹp.

“Tuyên bố Hà Nam Vesak LHQ 2019” đã nhận được sự đồng thuận cao của 1.600 vị đại biểu đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ vì sự phát triển bền vững của cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới, góp phần xây dựng hòa bình nhân loại. 

Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc tế ICDV-Vesak 2019 báo cáo, trong lịch sử 16 lần tổ chức, Đại lễ Vesak 2019 ở Việt Nam có sự tham dự của khách mời quốc tế đông nhất với nhiều lãnh đạo cấp cao nhất, xứng đáng là sự kiện đối ngoại nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế, cũng như là cơ hội giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, văn hóa truyền thống và lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

Đặc biệt, Hội thảo Khoa học quốc tế nhận được sự tham dự đóng góp của 343 bài tham luận thực hiện bằng tiếng Anh, 110 bài tham luận bằng tiếng Việt tại các diễn đàn hội thảo nhóm xoay quanh chủ đề Đại lễ: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. 

Thay mặt các đại biểu khách mời, ông Tashi Dorji, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bhutan phát biểu: “Đại lễ Vesak LHQ 2019 lần này giúp chúng ta thiết lập nên nền tảng hòa bình, đức tính từ bi, bình đẳng và bất bạo động của Đức Phật. Điều này sẽ mang đến xã hội bền vững, con người sống an vui, hạnh phúc.

Việt Nam đã 3 lần đăng cai tổ chức, lần đầu tại Hà Nội, lần thứ hai tại Ninh Bình và lần này tại Hà Nam, cả ba lần đều thành công tốt đẹp. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn, vinh dự khi có mặt ở đây. Dù tôi không phải là người uyên thâm về Phật pháp, nhưng tôi tin các giá trị giáo lý đạo Phật được đề cập trong hội thảo lần này sẽ giúp chúng ta về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. 

Bế mạc Đại lễ Vesak 2019: Xứng đáng sự kiện đối ngoại nâng cao vai trò Phật giáo Việt Nam ảnh 1
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thực hiện nghi lễ tắm Phật tại chùa Tam Chúc tối 13/5

Là địa phương có Trung tâm hội nghị quốc tế Tam Chúc nơi diễn ra Đại lễ, ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, phát biểu nhấn mạnh: Đại lễ Vesak LHQ 2019 được tổ chức tại Việt Nam một lần nữa khẳng định những giá trị giáo lý đạo Phật đã kiến tạo nên những điều tốt đẹp cho tương lai. Hà Nam rất vinh dự và tự hào được chọn là địa điểm tổ chức Đại lễ lần này, góp phần vào việc giúp xã hội bền vững, giao lưu văn hóa, thắt chặt tình hữu nghị các nước.

Nội dung “Tuyên bố Hà Nam Vesak LHQ 2019”

Tại lễ bế mạc, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak 2019 đã tuyên đọc “Tuyên bố Hà Nam Vesak LHQ 2019” gồm 9 điều (bao gồm: Hồi đáp của Phật giáo về trách nhiệm cùng chia sẻ; Cách tiếp cận Phật giáo về xã hội bền vững; Lãnh đạo có chính niệm vì hòa bình bền vững; Cách tiếp cận Phật giáo về gia đình hài hòa, y tế và xã hội bền vững; Cách tiếp cận Phật giáo đối với giáo dục toàn cầu về đạo đức; Phật giáo và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Cách tiếp cận Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững…). Tuyên bố nêu lên thông điệp về hòa bình, xã hội bền vững, các vấn đề liên quan khác dựa trên lời dạy của Đức Phật về từ bi và trí tuệ; các cam kết cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.

Để thúc đẩy khái niệm về trách nhiệm cùng chia sẻ, trong “Tuyên bố Hà Nam Vesak LHQ 2019” nhấn mạnh đến việc hợp tác với các cơ quan quốc tế nhằm đạt mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là chuyển hóa đau khổ; truyền bá năm điều đạo đức Phật giáo và thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa phương nhằm biến chúng thành các mục tiêu cụ thể như nền tảng của trách nhiệm cùng chia sẻ đối với điều kiện sống tốt hơn trên toàn thế giới…

Đưa ra thông điệp lãnh đạo có chính niệm vì hòa bình bền vững, “Tuyên bố Hà Nam Vesak LHQ 2019” nhấn mạnh tới cách tiếp cận đối thoại và phi bạo lực trong việc xây dựng hòa bình; khuyến khích các khái niệm từ bi và trí tuệ, làm nền tảng nhằm tránh và giải quyết các tranh chấp hoặc xung đột; xác quyết tầm quan trọng cơ bản của lãnh đạo có chính niệm liên quan đến sự hướng dẫn về đạo đức cá nhân và xã hội nhằm đóng góp vào việc xây dựng hòa bình; giải quyết các tranh chấp, xung đột, tôn trọng cuộc sống, chấm dứt bạo động cùng các cuộc chạy đua vũ trang, khắc phục bất bình đẳng và đặc biệt là thực hành tâm nhân từ và không bạo lực thông qua đối thoại và hợp tác..

Sau “Tuyên bố Hà Nam Vesak LHQ 2019”, Việt Nam đã chính thức chuyển giao quyền đăng cai Đại lễ Vesak LHQ 2020. Hòa thượng Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak  LHQ (ICDV) cho biết hiện chưa có quyết định về nước chủ nhà của Đại lễ Vesak  LHQ năm 2020.

Hội đồng Quốc tế tổ chức Đại lễ  Phật đản  LHQ  đã nhận được đề xuất của 3 quốc gia và sẽ phải xem xét kỹ, chi tiết mới có thể quyết định tổ chức ở quốc gia nào. Cuối chương trình bế mạc, Ban Tổ chức Đại lễ đã trao tặng 1 tỷ đồng đến quỹ khuyến học tỉnh Hà Nam.  

Đọc thêm

Nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng hoạt động xét xử

Nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng hoạt động xét xử
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo TAND Tối cao, diễn ra hôm qua (27/3). Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế: Bám sát thực tiễn, tháo gỡ các 'điểm nghẽn', 'nút thắt'

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.
(PLVN) -  Ngày 27/3, chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu bám sát thực tiễn trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, làm đến đâu chắc đến đó để luật pháp đi thẳng vào cuộc sống, tháo gỡ được các “điểm nghẽn”, “nút thắt”.

Việt Nam - Trung Quốc đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực

Quang cảnh buổi Hội đàm tại điểm cầu Nhà Quốc hội.
(PLVN) - Việt Nam - Trung Quốc nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại song phương cân đối, bền vững, kiểm soát ổn thỏa bất đồng trên biển, bảo đảm hòa bình, ổn định của khu vực, tận dụng các cơ chế đối ngoại hiện có để đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Chú trọng đến lao động nữ khi sửa Luật Việc làm

Quan tâm đến lao động nữ ở khu vực phi chính thức khi sửa Luật Việc làm.
(PLVN) - Luật Việc làm được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2013 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động. Tháng 1/2023, tại Nghị quyết số 16 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, Chính phủ thống nhất sự cần thiết lập đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi).

Phát triển du lịch bền vững

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023.
(PLVN) -  Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trong phát biểu tại Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh” diễn ra tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cuối tuần qua. Sự kiện đánh dấu tròn 20 năm ra đời Năm Du lịch Quốc gia.

Long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm 'Chiến thắng trở về'

Long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm 'Chiến thắng trở về'
(PLVN) - Lễ kỷ niệm “50 năm chiến thắng trở về” của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Trại giam Phú Quốc như một lời nhắc nhở chúng ta về truyền thống yêu nước, về lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm phải sống, lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự hy sinh to lớn của lớp lớp các thế hệ cha anh đi trước...

Đại tướng Lương Cường ghi nhận nỗ lực của BTL Vùng Cảnh sát biển 4

Đại tướng Lương Cường phát biểu tại buổi làm việc.
Thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Cường đánh giá cao những kết quả, thành tích nổi bật mà Bộ tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đạt được, nhất là công tác chủ động, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, thực sự là lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong thực thi pháp luật trên biển, là chỗ dựa tin cậy của Nhân dân...

Thế hệ trẻ phải kiên trì, dám dấn thân để ấp ủ ước mơ và khơi dậy khát vọng khởi nghiệp

Sinh viên, học sinh chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc ngày hội khởi nghiệp quốc gia
(PLVN) - Trong lễ khai mạc: “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V” được tổ chức tại Thừa Thiên Huế sáng 25/3, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn thế hệ trẻ luôn kiên trì, dám dấn thân, đoàn kết, mạnh dạn, sáng tạo để ấp ủ ước mơ và khơi dậy khát vọng khởi nghiệp.

Tuyên dương gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân

Thượng úy Vũ Trung Kiên là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022.
(PLVN) -  2 trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2022 vinh dự lọt vào danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 và 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022 được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vinh danh tối 23/3.

Đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công: Chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh đầu tư công. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Khẳng định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính…

Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Quang cảnh Hội thảo góp ý kiến.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được các đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo góp ý kiến vào các dự thảo quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tinh giản biên chế và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 24/3.