Bé gái ngất xỉu khi tập thể dục, bác sĩ khuyến cáo đề phòng trường hợp tương tự

Sau điều trị ECMO 8 ngày, trẻ được cai ECMO, cai máy thở, tỉnh táo. Ảnh: BVCC
Sau điều trị ECMO 8 ngày, trẻ được cai ECMO, cai máy thở, tỉnh táo. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) lưu ý, vào mùa Tết, sau Tết khi trẻ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau đầu, ói, đau bụng, sắc mặt xanh tái, tay chân tái, móng chân tay tái, ngất, đau ngực..., cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám, định bệnh chẩn đoán sớm viêm cơ tim và xử trí thích hợp.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), ngày 16/2/2023 tiếp nhận bé L.B.T.A. 11 tuổi (nữ, ngụ tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) nhập viện trong tình trạng trẻ lơ mơ, môi tái, chi mát, thở nhanh...

Trước nhập viện 3 ngày bé có than mệt. Ngày 1-2 trẻ có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói và tiêu lỏng 1 lần. Tới sáng ngày thứ 3 bệnh nhân đi học và đã ngất xỉu trong lúc tập thể dục. Bệnh nhi được đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng sốc, rối loạn nhịp. Tại đây, bác sĩ đã hỗ trợ hô hấp và chuyển bệnh nhi đi TP HCM.

Tại bệnh viện, trẻ lơ mơ, môi tái, chi mát, CRT > 3 giây, huyết kẹp tụt 70/50 mmHg, tĩnh mạch cổ nổi, mạch quay nhẹ khó bắt, nhịp tim không đều, monitor nhịp thất 180-200 lần/phút, đo ECG ghi nhận nhịp nhanh thất, thở 26 lần/phút, phổi hiện không ran, phế âm đều 2 bên, bụng mềm, gan 3cm hạ sườn phải, cổ mềm, không ban tay chân, không dấu xuất huyết da niêm. Xét nghiệm men tim Troponin I, CK-MB tăng cao, siêu âm tim giảm phân suất tống máu EF còn 18-22% (bình thường EF 60-80%).

Bệnh nhi được chẩn đoán Viêm cơ tim tối cấp, sốc tim, rối loạn nhịp tim. Sau đó, trẻ được đặt nội khí quản giúp thở, vận mạch adrenaline, dobutamin, sử dụng thuốc chống loạn nhịp lidocain, hội chẩn ê kíp ECMO tiến hành đặt cannula động mạch đùi và tĩnh mạch đùi, mồi dịch hệ thống máy ECMO, kết nối với bệnh nhân chế độ V-A ECMO.

Trẻ tiếp tục điều trị thuốc chống loạn nhịp lidocain phối hợp cordarone, truyền máu, tiểu cầu, điều chỉnh điện giải, toan kiềm, chống đông hệ thống ECMO bằng heparine, sử dụng lợi tiểu để giảm tải thất trái, kháng sinh điều trị bội nhiễm phổi.

Kết quả sau 8 ngày chạy ECMO, các bác sĩ nổ lực xử trí các chuyển biến bất thường của nhịp tim, cơ tim và huyết động của trẻ, cũng như điều trị hỗ trợ các cơ quan khác, cuối cùng tim trẻ phục hồi dần, rối loạn nhịp nhanh thất, rung thất chuyển sang nhịp xoang, cải thiện phân suất tống máu EF 50-55%, huyết áp ổn định khi làm nghiệm pháp calibre máy ECMO.

Trẻ được cai ECMO, rút cannula mạch máu, và được tiếp tục điều trị hỗ trợ tại khoa hồi sức tích cực.

Qua trường hợp này BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố lưu ý, vào mùa Tết, sau Tết - tháng 1,2,3 thường xuất hiện các trường hợp nhiễm siêu vi biến chứng viêm cơ tim ở trẻ. Khi thấy trẻ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau đầu, ói, đau bụng, sắc mặt xanh tái, tay chân tái, móng chân tay tái, ngất, đau ngực..., cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám, định bệnh chẩn đoán sớm viêm cơ tim và xử trí thích hợp.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.