Bé gái 6 tuổi suýt mất mạng vì vết thương nhỏ

(PLO) -Thấy con gái có nốt phỏng nước trên mặt, cha mẹ tự ý bôi thuốc nhưng không ngờ bé dần sốt cao rồi rơi vào hôn mê.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền - Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết: Mới đây, khoa tiếp nhận một bệnh nhân L.T.T. N (6 tuổi) ở Phú Thọ, vào viện trong tình trạng sưng phù nề mắt trái và có kèm theo các nốt phỏng nước trên da vùng mặt, sốt ngày thứ nhất và được chuẩn đoán nhiễm trùng huyết.

Sau đó, các bác sĩ tiến hành cấy máy xét nghiệm thì không phát hiện ra vi khuẩn gì. Chỉ sau 2 giờ vào viện trẻ có biểu hiện kích thích, nói nhảm, nhịp thở nhanh, nhịp mạch nhanh hơn so với lứa tuổi, rơi vào tình trạng hôn mê.

Dù chưa có kết quả cấy máu nhưng các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn, xử trí theo phác đồ chống sốc nhiễm khuẩn.

Bệnh nhi được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực để chăm sóc đặc biệt, tuy nhiên trong 6 ngày đầu dùng thuốc vận mạch, kháng sinh liều cao, tình trạng bệnh nhi vẫn diễn biến phức tạp.

May mắn 10 ngày sau, tình trạng của bé L. cải thiện dần, được ra viện đúng sinh nhật tròn 6 tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền – Khoa Nhi, Bệnh viện Hùng Vương cho biết nhiễm khuẩn huyết nhất là ở trẻ nhỏ không phải là hiếm. Bác sĩ Hiền thường xuyên gặp các bệnh nhi bị nhiễm khuẩn huyết mà thủ phạm chính là vi khuẩn ngay trên da có thể là tụ cầu vàng, vi khuẩn gram (-) và nhiều vi khuẩn khác.

Bình thường vi khuẩn này sống trên da và hoàn toàn an toàn nhưng vì một lý do nào đó cộng thêm vết thương hở trên da vi khuẩn này xâm nhập vào máu và nhanh chóng gây nhiễm khuẩn huyết.

Bác sĩ Hiền cho biết trường hợp của bé L sau khi nhập viện bác sĩ đã nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và cấy máu nhưng kết quả cấy máu không lên rõ vi khuẩn gì mà bác sĩ nghi ngờ có thể do tụ cầu vàng đã xâm nhập vào vết thương hở trên vùng mắt của bé.

Nếu bé L không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bé vì bệnh nhi này diễn biến nhanh.

Tin cùng chuyên mục

Dầu thực vật để làm thức ăn chăn nuôi (Ảnh: VTV)

Bộ Y tế cảnh cáo về việc dùng dầu ăn chăn nuôi cho người

(PLVN) - Trước thông tin một số cơ sở bị phát hiện sử dụng dầu ăn nhập khẩu với mục đích dành cho thức ăn chăn nuôi để sản xuất, chế biến thành dầu ăn để chế biến thực phẩm cho người, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cảnh báo đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Đọc thêm

Thuốc lá điện tử – món phụ kiện 'cool ngầu' hay cạm bẫy sức khỏe?

Thạc sĩ Đinh Thị Hải Yến, Trưởng khoa truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM.

(PLVN) - Vỏ ngoài sành điệu, "cool ngầu" và mùi thơm quyến rũ của thuốc lá điện tử đang che giấu những rủi ro gây nghiện đáng lo ngại. Theo Thạc sĩ Đinh Thị Hải Yến - Trưởng khoa truyền thông giáo dục sức khỏe (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM), ngành công nghiệp thuốc lá đang sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi để ngụy trang thuốc lá điện tử như một món đồ thời trang, đánh lừa cảm giác an toàn của thanh thiếu niên.

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim từ mỗi hơi thuốc

Trong phút ban đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cà Mau).
(PLVN) - Theo bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước (Cà Mau), khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tức thì đến tim mạch chỉ sau vài phút hút. Cụ thể, nhịp tim có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu tiên. Đây là phản ứng nguy hiểm cảnh báo gánh nặng lên hệ tuần hoàn ngay cả khi mới tiếp xúc với thuốc lá.

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.