Bé gái 15 tuổi mắc bệnh lạ sau khi ăn món súp cua

Sau điều trị, sức khỏe bệnh nhi ổn định và được xuất viện. Ảnh: BV
Sau điều trị, sức khỏe bệnh nhi ổn định và được xuất viện. Ảnh: BV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhi mắc bệnh hiếm gặp sau khi ăn món súp cua.

Bệnh nhi là em M.T.N, 15 tuổi, ngụ tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Bé được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long với tình trạng mệt, sưng nhẹ góc hàm, đau - tê đầu lưỡi sau khi ăn súp cua.

Sáng cùng ngày nhập viện, bé lơ mơ, bứt rứt, mệt, khó thở, phù nề vùng cổ 2 bên lan rộng, lưỡi phù nề + tím tăng dần, huyết áp giảm dần, mạch dao động.

Ngay lập tức, bé được xử trí theo phác đồ chống sốc của Bộ Y tế: tiêm Adrenalin, Solumedrol, Dimedrol, thở oxy, dịch truyền. Sau hội chẩn nhanh giữa các chuyên khoa, nhận định bé bị phù Quincke do dị ứng hải sản, các bác sĩ tiến hành phun khí dung Adrenalin kết hợp Zensonide liên tục, tiên lượng nặng có thể phải mở khí quản để giải quyết tình trạng suy hô hấp.

Sau hơn 40 phút cấp cứu, sức khỏe của bé dần ổn định, tỉnh táo hơn, giảm khó thở và được chuyển lên khoa Nhi điều trị tích cực, chăm sóc và theo dõi.

Sau 4 ngày điều trị, bé tỉnh táo hoàn toàn, nói chuyện được, hết phù nề lưỡi và vùng cổ 2 bên, ăn uống được nên được xuất viện và hẹn tái khám theo lịch.

Qua trường hợp này, các các sĩ khuyến cáo: “Các bậc phụ huynh hết sức cẩn trọng trong vấn đề ăn uống, đặc biệt là các trẻ có cơ địa dị ứng. Nếu trẻ có các biểu hiện mệt, khó thở, nổi mày đay sau khi ăn các thức ăn, thuốc uống nghi ngờ dị ứng thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử trí kịp thời”.

Phù Quincke là một dạng nổi mề đay khổng lồ, nguyên nhân có thể do nhiều loại thuốc khác nhau gây nên như kháng sinh, vaccine, huyết thanh, thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt... Ngoài dị ứng thuốc, phù Quincke còn có thể gặp do thực phẩm ăn uống (tôm, cua, nhộng tằm, thịt bò, thịt gà...), do tiếp xúc với côn trùng, cây cỏ, lông súc vật...

Dấu hiệu phù Quincke thường xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc, xảy ra ở những vùng da mỏng, ở môi, cổ, quanh mắt, bụng, các chi, bộ phận sinh dục... Kích thước nổi phù Quincke thường to, có khi bằng bàn tay; nếu ở gần mắt có thể làm cho mắt bị híp lại; nếu ở môi làm môi sưng to, biến dạng. Màu da ở vùng bị phù Quincke có thể bình thường hay hơi hồng nhạt, đôi khi có phối hợp với mề đay. Trường hợp bị phù Quincke ở họng, thanh quản; người bệnh có thể bị nghẹt thở. Nếu xảy ra ở dạ dày có thể gây đau bụng; xảy ra ở não có thể gây đau đầu.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.