Bé gái 13 tháng tuổi bị tắc ruột do nuốt phải hạt nở

Hạt nở được các bác sĩ lấy ra từ ruột của bé gái. Ảnh: BVCC
Hạt nở được các bác sĩ lấy ra từ ruột của bé gái. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Nhi đồng TP HCM mới tiếp nhận bé gái N.T.T (13 tháng tuổi, trú tại huyện Bình Chánh, TP HCM) trong tình trạng nôn sữa và dịch sau khi bú, quấy khóc.

Bé gái được nhập viện và theo dõi, các bác sĩ ghi nhận bé nôn 1-2 lần ra sữa và dịch trong, thỉnh thoảng quấy khóc. Hình ảnh siêu âm bụng cho thấy, các quai ruột giãn, ứ dịch, chụp X-Quang ghi nhận hình ảnh tắc ruột non. Sau đó bé quấy khóc nhiều hơn, nôn dịch vàng sau bú 4-5 lần, bụng chướng tăng dần, các bác sĩ chỉ định chụp CT-scan bụng.

Kết quả cho thấy, các quai ruột non giãn lớn, có một đoạn ruột xẹp nằm giữa hai đoạn ruột giãn, đại tràng xẹp, thành quai ruột mỏng. Em bé được mổ khẩn. Khi đưa ruột ra kiểm tra, các bác sĩ nhận thấy ở đoạn ruột non giãn lớn, có 1 dị vật cứng khoảng 2x3cm, chiếm toàn bộ lòng ruột, khúc ruột phía dưới xẹp. Lấy dị vật ra thì đó là một hạt nở đang phình to, bít đường ruột gây nên tình trạng tắc ruột.

Theo các bác sĩ, em bé may mắn thoát nguy cơ thủng ruột, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân. Em bé được xuất viện sau khi ổn định vết mổ.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ lưu ý, khi trẻ nuốt phải hạt nở rất nhỏ có trong đồ chơi có thể gặp nhiều nguy hại, điều đầu tiên là nguy cơ hạt trương nở to trong lòng ruột và lấp đầy lòng ruột. Lúc này sẽ khiến cho thức ăn và dịch tiêu hóa không thể đi qua được, thậm chí có thể gây tắc ruột. Trẻ sẽ có biểu hiện đau bụng từng cơn (hay có thể là quấy khóc theo cơn đối với trẻ chưa biết nói), nôn ói, bụng chướng và không đi tiêu được.

Hạt nở gặp nước sẽ nở to gấp nhiều lần so với lúc ban đầu. Nếu nuốt phải hạt nở, trẻ không chỉ có nguy cơ gây tắc ruột mà còn bị bít đường thở nếu hạt nở rơi vào đường hô hấp, gây tử vong.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.