Bé gái 12 tuổi mang khối u buồng trứng 'khổng lồ'

Khối u buồng trứng phát triển to trong ổ bụng của bé gái 12 tuổi. Ảnh: BVCC
Khối u buồng trứng phát triển to trong ổ bụng của bé gái 12 tuổi. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chưa có kinh nguyệt, bị đau tức bụng, bụng to bất thường, bé gái 12 tuổi tại Quảng Ninh được các bác sĩ chẩn đoán có khối u buồng trứng rất lớn.

Tại bệnh viện, qua kết quả siêu âm, chụp cộng hưởng từ ổ bụng bé gái, các bác sĩ phát hiện khối u nang buồng trứng phải kích thước lớn 19,2x9,1 cm.

Ekip bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy đã tiến hành mổ nội soi bóc tách khối u triệt để, bảo tồn được buồng trứng, chức năng sinh sản cho bệnh nhân. Sau 2 ngày phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định.

Theo BSCKI Nguyễn Văn Mạnh cho biết, u nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở mọi đối tượng, từ bé gái tuổi dậy thì đến người già > 80 tuổi, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và khả năng sinh sản của nữ giới. 90% u nang buồng trứng là các khối u lành tính (ít gây ung thư), 10 % phát triển thành ác tính.

U nang buồng trứng ở trẻ em không hiếm gặp, có những trẻ phát hiện u ngay từ lúc sơ sinh. Nguyên nhân có thể do các tế bào mầm u nang buồng trứng đã có sẵn trong cơ thể mẹ truyền sang con trong thời gian mang thai; mẹ bị rối loạn nội tiết hoặc bệnh phụ khoa có thể gây u nang buồng trứng ở trẻ lúc thai kỳ, thai nhi phát triển từ các nang trứng bị dị tật, chế độ dinh dưỡng không hợp lý làm cho trẻ tăng cân đột ngột, dậy thì sớm…

Các khối u nang buồng trứng nếu không phát hiện, phẫu thuật sớm sẽ ngày càng phát triển, gây nặng nề ổ bụng. U chèn ép các tạng xung quanh như bàng quang, trực tràng, ruột già gây hiện tượng tiểu dắt, tiểu nhiều lần trong ngày và táo bón dai dẳng, ăn uống kém, … ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh.

Khi u biến chứng xoắn có thể gây hoại tử buồng trứng, u vỡ gây tràn máu, tràn dịch ổ bụng dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng, nguy hiểm đến tính mạng… Nhiều trường hợp được phát hiện u buồng trứng ở giai đoạn muộn đã phải cắt một bên buồng trứng, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.

U buồng trứng ở người trẻ tuổi thì nguy cơ ác tính tương đối cao. Vì vậy, bác sĩ Mạnh khuyến cáo:

Nếu trẻ gái có những dấu hiệu như đau bụng dữ dội liên tục hoặc đau co thắt vùng bụng dưới, kèm theo sốt và nôn, bụng to bất thường, sờ thấy khối ở vùng bụng…, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh nên định kỳ khám sản phụ khoa phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm các khối u bất thường, tránh để u phát triển kích thước lớn hoặc biến chứng ác tính ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng… Khi có dấu hiệu đau bụng nhiều hoặc cơ thể gầy yếu nhưng bụng to bất thường, cần đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.