Bé gái 10 tuổi qua đời do nhiễm amip ăn não người sau khi đi bơi ở sông

Bé Lily đã qua đời sau một thời gian kiên cường chống chọi với bệnh.
Bé Lily đã qua đời sau một thời gian kiên cường chống chọi với bệnh.
(PLVN) - Bé gái 10 tuổi người Mỹ Lily Mae Avant đã qua đời sáng 16/9 sau khi bị nhiễm amip ăn não, tờ abc4 dẫn lại thông tin từ NBC5 cho hay.

Theo truyền thông Mỹ, Lily đã bị nhiễm amip ăn não sau khi đi bơi ở sông Brazos dịp nghỉ lễ Lao động vừa qua.

Đến ngày 8/9, bé bị đau đầu và sau đó là bị sốt. Ban đầu, gia đình chỉ nghĩ rằng bé bị sốt virus bình thường.

Tuy nhiên, về sau, Lily bị khó ngủ, nói nhảm, không tỉnh táo và lơ mơ. Bé gái khi đó được đưa đến Trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em Cook ở Forth Worth.

Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy Lily đã bị nhiễm ký sinh trùng Naegleria fowleri hay còn gọi là amip ăn não người.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, ký sinh trùng ăn não người là sinh vật đơn bào thường được phát hiện ở các vùng nước ngọt ấm như hồ và sông. Các amip xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi, đi lên não và phá hủy mô não.

Bệnh này gần như luôn gây tử vong. Trong số 145 ca bệnh được ghi nhận ở Mỹ từ năm 1962 đến năm 2018, chỉ có 4 trường hợp sống sót. 

Ngoài 4 trường hợp ở Mỹ, ở các nước còn lại trên thế giới, chỉ có 1 ca bệnh sống sót duy nhất được ghi nhận.

Cơ quan Y tế bang Texas của Mỹ cho biết, dù amip ăn não người khá phổ biến trong môi trường nhưng việc bị nhiễm loại ký sinh trùng này lại không thường gặp.

“Vì các ca bệnh rất hiếm gặp nên chúng tôi không biết tại sao một số người bị bệnh trong khi hàng triệu người khác cũng bơi trong những sông, hồ tự nhiên lại không mắc bệnh”, người phát ngôn cơ quan y tế Texas cho hay.

Theo người này, vì ký sinh trùng nói trên phổ biến ở các hồ và sông nên cơ quan y tế Texas khuyến khích mọi người đặc biệt tránh các vùng nước đã có người mắc bệnh.

Đọc thêm

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản
(PLVN) - Ký kết hợp tác hướng đến mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu khoa học, truyền thông giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng, cải thiện sức khoẻ và tăng cơ hội sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao của Nhật Bản, từ đó nâng cao tầm vóc, trí tuệ cho trẻ em Việt Nam.

Phòng, chống dịch bệnh hậu bão lũ: Không thể lơ là

Người dân tại TP Yên Bái dọn dẹp môi trường sau khi lũ rút. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sau bão lũ, dòng nước mang theo vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải, gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ dịch bệnh. Để sớm ổn định đời sống người dân, ngành Y tế đẩy mạnh các hoạt động xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là khía cạnh quan trọng trong công cuộc tái thiết cuộc sống sau bão lũ.

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

Giới trẻ cần có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình

Giới trẻ cần được truyền thông để hiểu và có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: SYT Hà Tĩnh)
(PLVN) - Ngày 26/9, Cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024. Cách đây 16 năm, vào ngày 26/9/2007, tại châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai Thế giới.

Nơi bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như gia đình

Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.

(PLVN) - Tận tâm, chu đáo, luôn ở cạnh động viên tinh thần và coi bệnh nhân như người nhà, đó là những gì mà nhiều người bệnh cảm nhận được khi điều trị tại Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương.