Bê bối vụ mua bán trực thăng của Ấn độ

Ngày 19/6/2013 phiên tòa xét xử Giuseppe Orsi, người đứng đầu tập đoàn Finmeccanica sản xuất vũ khí và thiết bị hàng không vũ trụ Ý, đã bắt đầu với cáo buộc ông này tổ chức hối lộ giới chức quân sự Ấn Độ để giành được hợp đồng bán 12 máy bay trực thăng trị giá 560 triệu euros hồi tháng 2/2010 để chuyên chở các quan chức cao cấp Ấn Độ.

Ngày 19/6/2013 phiên tòa xét xử Giuseppe Orsi, người đứng đầu tập đoàn Finmeccanica sản xuất vũ khí và thiết bị hàng không vũ trụ Ý, đã bắt đầu với cáo buộc ông này tổ chức hối lộ giới chức quân sự Ấn Độ để giành được hợp đồng bán 12 máy bay trực thăng trị giá 560 triệu euros hồi tháng 2/2010 để chuyên chở các quan chức cao cấp Ấn Độ.

Trực thăng AW-101
Trực thăng AW-101

Cùng ra tòa với Giuseppe Orsi còn có Bruno Spagnolini, cựu giám đốc điều hành AugustaWestland, công ty con của Finmeccanica, nhà thầu trực tiếp thực hiện hợp đồng với không quân Ấn.

Sau nhiều tháng bị điều tra ngày 12/2/ Giuseppe Orsi bị bắt giữ với cáo buộc tham nhũng và hối lộ trong vụ mua bán máy bay lên thẳng cho Ấn Độ. Cơ quan tư pháp Italy cũng phát lệnh quản thúc Bruno Spagnolini. Và yêu cầu dẫn độ về Italy hai đối tượng đang sống tại Thụy Sĩ vì bị tình nghi làm trung gian trong vụ hối lội này. Các công tố viên Ý cáo buộc số tiền ông Orsi đưa hối lộ tương đương với 10% giá trị hợp đồng trên.

Sau khi Orsi bị bắt giữ, giữa tháng 3/2013 Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ CBI đã thẩm vấn cựu tư lệnh Không quân Tyagi trong những năm 2004-2007 về khả năng nhận hối lộ trong hợp đồng mua trực thăng AW-101 của AugutaWestland.

Ngày 14/3, một cuộc khám xét đã diễn ra tại nhà riêng của ông Tyagi. CBI tuyên bố cuộc điều tra đã đưa ra những bằng chứng chống lại ông Tyagi và ba người anh em họ.  Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, ông A.K. Antony đã ra lệnh điều tra vụ việc. Ấn độ cũng đã tuyên bố hủy hợp đồng mua trực thăng của AugustaWestland sau khi mới nhận.

Giuseppe Orsi
Giuseppe Orsi

 Bằng con đường nào AugustaWestland có thể giành được hợp đồng bán máy bay trực thăng cho Ấn, quốc gia đứng hàng đầu thế giới hiện nay về trị giá vũ khí mua vào hàng năm ? Bản cáo trạng của công tố viên Ý cho biết Cựu Tư lệnh Không quân Ấn Độ Tyagi bị cáo buộc hạ bớt tiêu chuẩn kỹ thuật để AgustaWestland có thể tham gia đấu thầu.

Ban đầu,thông số kỹ thuật bắt buộc đối với máy bay trực thăng là phải bay đến cao độ 5.486 mét. Máy bay trực thăng của AgustaWestland không thể đạt độ cao này. Tuy nhiên, sau đó, độ cao tiêu chuẩn được hạ xuống còn 4.572 mét nên AgustaWestland lọt vào danh sách các công ty tham gia đấu thầu.

Biện giải cho quyết định của mình, ông Tyagi giải thích sở dĩ phải hạ độ cao tiêu chuẩn xuống vì chỉ có một công ty có thể chế tạo máy bay trực thăng bay ở độ cao 5.486 mét nhưng chiều cao trong khoang lái máy bay của công ty lại quá thấp.

Những chiếc máy bay trực thăng Không quân Ấn Độ định mua về để chở khách VIP và cảnh vệ lúc nào cũng phải đeo súng đứng gác, do đó, máy bay trần thấp không phù hợp.

Sau khi hạ độ cao cao bay xuống, tăng chiều cao trần khoang lái lên thì có 3 công ty lọt vào danh sách nhà thầu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó có AgustaWestland.

Ông Tyagi nại rằng sự thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật đã diễn ra năm 2003, tức một năm trước khi ông nhậm chức, còn hợp đồng mua máy bay trực thăng của AgustaWestland ký năm 2010, tức 3 năm sau khi ông rời vị trí Tư lệnh không quân Ấn Độ, do đó ông không can dự gì vào thương vụ này.

Cuộc điều tra của nhà chức trách Ý cáo buộc AgustaWestland đã hối lộ ông Tyagi thông qua ba người anh em họ của ông. Báo cáo điều tra của Ý nêu ra 3 cái tên Julie Tyagi, Docsa Tyagi và Sandeep Tyagi, bản thân ông Tyagi cũng xác nhận rằng ba người này là anh em con chú bác và họ đang làm việc tại các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực năng lượng.

Tuy nhiên, những người này đều phủ nhận cáo buộc là trung gian đưa hối lộ. Về phía Ý, cũng có ba nhân vật trung gian: Christian Michel, Guido Haschke, Carlo Gerosa,

Christian Michel được cho là nhân vật trung gian chính trong vụ AugustaWaestland bán trực thăng cho không quân Ấn Độ. Michel đã được trả 41 triệu euros (chiếm phần lớn số tiền hoa hồng 10% hợp đồng) trước khi Haschke và đối tác Carlo Gerosa xuất hiện.

Nhưng người giữ vai trò chính trong việc thuyết phục không quân Ấn Độ thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật lại là công dân Thụy Sĩ Guido Haschke.

Carmelo Messina, một doanh nhân Ý làm ăn tại Thổ Nhĩ Kỳ, khai rằng vào khoảng những năm 2005-2006 ông ta đã giới thiệu Haschke cho Tổng gíam đốc điều hành của Finmeccanica lúc đó là Giorgio Zappa.

Vào thời điểm ấy Augusta Westland đang gặp khó khăn vì các máy bay trực thăng của họ không thỏa mãn những yêu cầu kỹ thuật của không quân Ấn Độ và với đòi hỏi của Ấn Độ buộc các công ty bán máy bay cho Ấn phải đầu tư vào nước này sau khi hợp đồng mua bán được ký kết.

Messina cho biết Haschke, người từng có mối quan hệ làm ăn với Docsa, Julie và Sandeep, đã bằng kinh nghiệm của mình về thị trường thuyết phục được các sếp của Finmeccanica thuê ông ta vận động để có được hợp đồng bán máy bay trực thăng cho không quân Ấn Độ.

Tyagi
Tyagi

Theo lời của Haschke thì vào thời điểm đó ông ta có mối quan hệ tốt với một nhân vật trong quân đội Ấn Độ mà ông từng gặp khi còn học ở Mỹ. Khi  Giuseppe Orsi nhận chức Tổng giám đốc Finmeccanica, ông ta hiểu rằng công ty ông không có cơ hội bán trực thăng cho Ấn Độ. Messina liền chuyển thông tin này cho Haschke và ông ta cho rằng có thể thuyết phục được Bộ Quốc phòng Ấn Độ xem xét lại các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Sau khi sự việc vỡ lở, hồi tháng 10/2012 Haschke từng bị Thụy Sĩ bắt giữ một thời gian ngắn. Các điều tra viên Ý nói họ phát hiện trên ổ cứng máy tính của ông ta các thư điện tử nêu chi tiết các cuộc hẹn tại Ý và Thụy Sĩ với những nhân vật trung gian người Ấn Độ, cũng như thông tin về các vụ buôn bán trong đó có thương vụ với Finmeccanica. Những tài liệu này được các công tố viên dùng trước tòa để minh chứng cho hoạt động đưa hối lộ của Finmeccanica.

Tòa án Ý đã ra tay nhưng công cuộc điều tra và xử lý từ phía Ấn Độ xem ra chậm hơn rất nhiều mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony xác nhận cáo buộc tham nhũng trong Bộ này bằng tuyên bố rằng :” Đúng, tham nhũng đã xảy ra trong hợp đồng mua trực thăng và có nhận hối lộ. CBI đang khẩn trương điều tra”.

Một dấu hiệu khả quan là hiện phía Ấn Độ đã được tòa án Ý cho phép tiếp cận với hồ sơ của các nhà điều tra Ý, đặc biệt 120 tập chứng cứ mà phía Ý thu thập được.

Trực thăng AW-101
Trực thăng AW-101

Chống tham nhũng là một trong vấn đề mà Ấn Độ đang phải đối mặt khi mà nước này đã vượt mặt Trung Quốc để trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm tới 10% doanh số bán vũ khí toàn cầu.

Theo báo Business Standard , Ấn Độ đã mua một lượng vũ khí trị giá khoảng 12,7 tỷ USD, trong đó 80% là từ Nga trong giai đoạn 2007 - 2011. Cùng thời gian này, Trung Quốc mua một lượng vũ khí trị giá 6,3 tỷ USD với 78% mua từ Nga.

Laxman Kumar Behra, chuyên viên tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Ấn Độ cho biết, khoảng 75% số vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ được mua trong gian đoạn 2007-2011. Nhập khẩu các loại vũ khí lớn của Ấn Độ tăng 38% trong giai đoạn 2007-2011 so với giai đoạn 2002-2006.

Số vũ khí chủ yếu mà Ấn Độ mua trong 5 năm qua là 120 máy bay Sukhoi, 16 máy bay phản lực chiến đấu MiG-29 từ Nga và 20 máy bay chiến đấu Jaguar liên doanh Pháp - Anh. Ấn Độ mới đây cũng ký kết hợp đồng trị giá 10 tỷ USD mua 126 máy bay chiến đấu đa năng với nhà thầu Rafael của Bộ Quốc phòng Pháp.

Hiện tại chỉ riêng Không quân Ấn Độ đang chờ đợi ngân khoản trị giá 25 tỉ USD  trong năm tài khóa 2013 dành cho chương trình mua sắm vũ khí lớn nhất của không quân từ trước tới nay.

Tư lệnh Không quân Ấn Độ NAK Browne cho biết: “Không quân Ấn Độ đang tiến hành giai đoạn hiện đại hóa chưa từng có. Quá trình nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng sẽ được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực. Năm thỏa thuận lớn ước tính khoảng 25 tỉ USD đã được cân nhắc trong năm tài chính này”.

Như Anh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.